Lẳng lơ đeo nhẫn chẳng chừa
Nhẫn thì rơi mất, lẳng lơ vẫn còn.
Tìm kiếm "lờ lờ nước"
-
-
Chồng đi thì có chồng nhà
Chồng đi thì có chồng nhà
Hơi đâu mà đợi chồng xa trở về -
Không trơn mà trượt mới tài
Không trơn mà trượt mới tài
Không chồng mà đẻ con trai mới tình
Nâng lên đặt xuống một mình
Than rằng: con ở trong mình mẹ ra
Có con mà chẳng có cha
Lòng mẹ chua xót người ta chê cười
Bởi vì mẹ cợt mẹ cười
Cho nên mẹ đẻ mẹ nuôi một mình -
Chàng đi mô khuya khoắt đến giờ
-
Quét nhà long mốt long hai
Dị bản
Quét nhà long mốt, long hai
Cặp mắt dáo dác ngó trai ngoài đường
-
Tay cầm cái dát nắm nan
-
Tóc mây lại bới khăn sồng
-
Vượn bồng con lên non cắn trái
-
Em là con gái Đàng Trong
-
Đố ai lên võng đừng đưa
-
Liễn tàu vụng chấm biếng xem
-
Bấy lâu đến ngọn sông chờ
-
Tiếc công anh đắp đập coi bờ
-
Ai ơi chớ chê dượng hèn
Ai ơi chớ chê dượng hèn
Dượng còn gánh nổi mỗi bên bốn lờ
Thuở trước dượng còn trai tơ
Có bốn cái lờ, dượng xẻ làm đôi -
Cái quần hồ lơ, cái áo hồ lơ
-
Có chồng như gông mang cổ
-
Tưởng rằng khăn trắng có tang
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Lồn ở lổ cổ đeo hoa
-
Tay cầm dao mác
Tay cầm dao mác
Tay vác nắm nan
Lên chùa thanh vắng, tôi đan cái lờ
Hỡi người ăn mít bỏ xơ
Ăn cá bỏ lờ có nhớ ta chăng? -
Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà
Chú thích
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Long mốt long hai
- (Làm việc) Sơ sài, qua quýt.
-
- Dát
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Dát, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Nan
- Thanh tre hoặc nứa vót mỏng, dùng để đan ghép thành các đồ gia dụng như nong nia, thúng mủng...
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...
-
- Sớ lỡ
- Lỡ, lầm (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Rủng rải
- Thủng thỉnh, thủng thẳng (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Đàng Trong
- Cũng gọi là Nam Hà, một khái niệm bắt nguồn từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17, chỉ phần lãnh thổ Đại Việt từ sông Gianh trở vào Nam, do chúa Nguyễn kiểm soát. Đàng Trong chấm dứt sự tồn tại của nó trong lịch sử từ năm 1786, khi phong trào Tây Sơn lật đổ chế độ Vua Lê-Chúa Trịnh.
-
- Lang vân
- Lang chạ, trắc nết.
-
- Liễn
- Dải vải hoặc giấy, hoặc tấm gỗ dài dùng từng đôi một, trên có viết câu đối, thường mang ý nghĩa tốt đẹp, cầu hạnh phúc may mắn cho chủ nhà. Liễn thường được treo song song với nhau, gọi là cặp (đôi) liễn.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Be bờ
- Đắp đất thành bờ để ngăn nước.
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Lộp
- Cũng gọi là lọp, một loại dụng cụ dùng bắt thủy hải sản phổ biến ở vùng Tây Nam Bộ. Lộp được đan bằng tre, một đầu (hoặc cả hai đầu) có hom hình phễu, cá tôm, rùa rắn vào được nhưng không ra được.
-
- Kiết
- Keo kiệt (phương ngữ). Còn có nghĩa là nghèo hèn.
-
- Cởi lổ
- Cởi truồng (phương ngữ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ở lổ
- Ở truồng (khẩu ngữ).
-
- Lồn ở lổ, cổ đeo hoa
- Cái xấu xa không biết che đậy lại, lại đi làm những việc phù phiếm.
-
- Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà
- "Trâu đỏ" tức chiếc máy cày (thường được sơn đỏ). Thời lao động hợp tác xã, nhiều kẻ lái máy cày hay vòi vĩnh ăn hối lộ.