Tìm kiếm "lờ lờ nước"
-
-
Cây vông đồng gói chẳng đặng nem
Dị bản
Xấu lá gói chẳng đặng nem
Tại anh chậm bước nên em có chồng
-
Lả lơi cho rách yếm ra
-
Nhẫn đeo tay mọi khi ngắm nghía
Nhẫn đeo tay mọi khi ngắm nghía
Lược cài đầu thuở bé vui chơi
Ví bằng anh chửa có nơi
Thì em vượt suối vạch trời em sang
Lòng em cũng muốn đa mang
Còn e thân phận dở dang giữa vời
Cho nên chẳng muốn trao lời
Song tình như đã trọn đời không quên
Tình không quên, nghĩa không quên
Ai đem chìa bạc tra lên khóa vàng
Trách vì một nỗi lệ làng
Cho nên duyên phận nhỡ nhàng đôi ta -
Tay cầm nhành quế mà than
-
Anh em cốt nhục đồng bào
-
Xấu tre uốn chẳng nên cần
Dị bản
Xấu tre uốn chẳng nên cần
Xấu trai nên chẳng được gần với em
-
Giàu bán ló, khó bán con
Dị bản
Nghèo bán chó
Khó bán con
-
Anh thương em, thương dại thương dột
-
Sáng mai em mang đôi guốc ra dạo bên vườn
-
Thùng thùng cắc cắc
Thùng thùng cắc cắc
Chim đậu không bắt, để bắt chim bay
Cưới em chẳng đặng, anh thương hoài ngàn năm. -
Áo dài đứt nút còn khuy
-
Ngó lên cây mít ít trái nhiều xơ
Ngó lên cây mít ít trái, nhiều xơ
Con gái lẳng lơ, trai kia bậy bạ
Con gái đàng hoàng, trai nọ dám đâuDị bản
-
Cha chết không lo bằng có gái to trong nhà
-
Chỉ tơ đứt mối thình lình
-
Em buồn vì đã lỡ duyên
Em buồn vì đã lỡ duyên
Anh buồn vì chẳng được yên gia đình -
Lỗ mũi mà hỉnh ngửa lên
Lỗ mũi mà hỉnh ngửa lên
Bạc tiền chồng chất một bên chẳng còn -
Khôn ngoan chẳng lọ nói nhiều
Khôn ngoan chẳng lọ nói nhiều
Người khôn nói một vài điều cũng khôn -
Đêm nằm lưng chẳng bén giường
Đêm nằm lưng chẳng bén giường
Cũng vì một nỗi người thương trao lời
Trao lời mà chẳng trao duyên
Để thương để thảm, để phiền cho nhau -
Anh cũng đã hay người ngay không ở quấy
Chú thích
-
- Vông đồng
- Loài cây tỏa cành rộng, tạo nhiều bóng mát, thân có nhiều gai, cành xốp dễ gãy đổ khi gặp gió lớn. Hoa màu đỏ, hoa đực mọc thành chùm dài, hoa cái mọc đơn độc tại các nách lá. Quả vông đồng thuộc dạng quả nang, khi khô sẽ nứt ra thành nhiều mảnh, tạo ra tiếng nổ lách tách.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...
-
- Thông
- Màu lam tối nhạt.
-
- Ví bằng
- Nếu, giả sử (ít dùng hoặc chỉ thường được dùng trong văn chương).
Ví bằng thú thật cùng ta
Cũng dung kẻ dưới mới là lượng trên
(Truyện Kiều)
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Đa mang
- Tự vương vấn vào nhiều tình cảm để rồi phải đeo đuổi, vấn vương, dằn vặt không dứt ra được.
Thôi em chả dám đa mang nữa
Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng
(Xuân tha hương - Nguyễn Bính)
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Cốt nhục
- Xương (cốt) thịt (nhục). Người xưa quan niệm anh chị em, mẹ con, cha con là cùng chung xương thịt, nên tình anh (chị) em, mẹ con, cha con... được gọi là tình cốt nhục.
-
- Đồng bào
- Cùng chung (đồng) bào thai, nghĩa hẹp dùng để chỉ anh em ruột vì cùng một mẹ sinh ra, nghĩa rộng chỉ người trong cùng một nước vì cùng một tổ tiên.
-
- Lọ là
- Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
-
- Quý hồ
- Miễn sao, chỉ cần (từ Hán Việt).
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Thượng lộ
- Lên đường (chữ Hán). Thường đi chung với bình an thành thượng lộ bình an.
-
- Ngộ
- Gặp gỡ (từ Hán Việt).
-
- Cồn
- Đảo nhỏ và thấp. Ở miền Trung và Nam Bộ, cồn còn được gọi là cù lao hoặc bãi giữa, là dải đất hình thành ở giữa các con sông lớn (sông cái) nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.
-
- Áo dài
- Trang phục truyền thống của nước ta, gần như trở thành một biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, tuy nam giới cũng mặc được. Áo dài có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi, từ đi chơi, đi học cho đến dịp lễ lạc, tiếp khách trang trọng. Hiện chưa rõ nguồn gốc xuất xứ của áo dài, theo thời gian nó đã được cách tân cách điệu nhiều lần, nhưng hình dạng cơ bản vẫn giữ nguyên. Kiểu dáng hiện nay do họa sĩ Lê Phổ sửa lại từ những cải cách quan trọng của họa sĩ Cát Tường vào thập niên 30 của thế kỉ trước.
-
- Trai (gái) tơ
- Trai gái mới lớn, chưa có vợ có chồng.
-
- Cha chết không lo bằng có gái to trong nhà
- Nhà có con gái lớn đến tuổi phát dục, cha mẹ thường lo con có quan hệ tình cảm trai gái để mang thai ngoài ý muốn và trước hôn nhân. Theo quan niệm cũ, đó là nỗi ô nhục của gia đình và dòng họ. Ngoài ra, cha mẹ cũng lo con gái lỡ thì.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Phỉ
- Đủ, thỏa mãn. Như phỉ chí, phỉ dạ, phỉ nguyền...
-
- Chính chuyên
- Tiết hạnh, chung thủy với chồng (từ Hán Việt).