Hay không lây hèn
Sen không lây bùn
Tìm kiếm "lẩy bẩy"
-
-
Tham ăn lấy răng đào huyệt
Tham ăn lấy răng đào huyệt
-
Nằm thời lấy đất làm giường
-
Mình không lấy qua ắt là mình thiệt
-
Ai mà lấy thúng úp voi
Ai mà lấy thúng úp voi
Úp sao cho khỏi lòi vòi lòi đuôi -
Chồng què lấy vợ kiễng chân
Chồng què lấy vợ kiễng chân
Nuôi được đứa ở, đứt gân lại què -
Đạp xe lấy nước lên đồng
-
Vô duyên lấy phải chồng già
Vô duyên lấy phải chồng già
Kêu chồng thì lỡ kêu cha bạn cười -
Trai tơ lấy gái goá chồng
Trai tơ lấy gái goá chồng
Như mua nồi đồng đem nấu cám heo -
Xay lúa lấy gạo ăn mai
Xay lúa lấy gạo ăn mai
Có một thợ cấy với hai thợ cày
Thợ cấy mà lấy thợ cày
Để cho thợ mạ khóc ngày khóc đêm -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tham giàu lấy phải thằng Ngô
-
Đầu cha lấy làm đuôi con
-
Có của lấy của che thân, không của lấy thân che của
Có của lấy của che thân
Không của lấy thân che của -
Ăn xoài lấy hột mà ương,
-
Rồng xanh lấy vợ rồng vàng
-
Thương em lấy cẳng anh quèo
-
Ngửa tay lấy tấm vàng mười
-
Mình chả lấy ta rồi ra mình thiệt
-
Con biết lẫy thì bố biết bò
-
Hẩm duyên lấy phải chồng đần
Chú thích
-
- Xâu
- Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Xe nước
- Công cụ làm bằng tre, có hình chiếc bánh xe, dùng để lấy nước tưới cho đồng ruộng. Tương truyền kiểu xe nước ngày nay còn thông dụng ở các tỉnh miền Trung là loại xe nước ở Ai Cập vào thế kỉ trước do Nguyễn Trường Tộ vẽ lại mang về áp dụng từ nửa cuối thế kỉ 19.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Tương truyền đây là một câu sấm về nhà Tây Sơn. Theo đó đầu cha là đầu chữ Quang 光 trong tên Quang Trung, cũng là đuôi chữ Cảnh 景 trong tên Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản, con trai của vua Quang Trung, đồng thời là vị vua cuối cùng của nhà Tây Sơn). Triều Tây Sơn tồn tại từ năm 1788 đến 1802 là 14 năm.
-
- Ương
- Ươm hạt.
-
- Ngọc Hoàng Thượng Đế
- Thường được gọi tắt là Ngọc Hoàng, cũng gọi là Ngọc Đế hoặc Thiên Đế, vị vua tối cao của bầu trời, cai quản Thiên đình trong quan niệm của Trung Quốc và Việt Nam. Theo thần thoại, Ngọc Hoàng Thượng Đế là người trần, tu luyện một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm. Ngọc Hoàng cai quản toàn bộ lục giới : Nhân, Thần, Ma, Yêu, Quỷ, Tiên.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Cẳng
- Chân (khẩu ngữ).
-
- Quèo
- Khều, móc (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Vải bô
- Loại vải xấu, thường chỉ những người lao động, người nhà nghèo mới mặc.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Đương
- Đang (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hẩm
- Cũng như hẩm hiu, nghĩa là thiệt thòi. Thường dùng để nói về số phận, duyên phận (hẩm duyên, hẩm phận).
-
- Mẫu
- Đơn vị đo diện tích ruộng đất, bằng 10 sào tức 3.600 mét vuông (mẫu Bắc Bộ) hay 4.970 mét vuông (mẫu Trung Bộ).