Lấy chồng Nông Cống ăn cơm
Lấy chồng Thiệu Hóa quai mồm ăn ngô
Tìm kiếm "lẩy bẩy"
-
-
Lấy chồng chọn kẻ hay lo
-
Lấy anh chưa được ba ngày
Lấy anh chưa được ba ngày
Anh theo người khác đọa đày thân em -
Lấy anh thì chẳng lo gì
-
Lấy anh mà cậy mà nhờ
-
Lấy ai thì lấy một người
-
Lấy ai mà chẳng một chồng
Lấy ai mà chẳng một chồng
Lấy anh hàng thịt ăn lòng sớm mai -
Lấy chỗ nọ đập chỗ kia
Lấy chỗ nọ đập chỗ kia
-
Lạy Bà, Bà cả gió đông
-
Lấy chồng nghề ruộng em theo
Lấy chồng nghề ruộng em theo,
Chồng làm nghề biển hồn treo cột buồm -
Lấy của hàng đỗ đãi anh bán dầu
Lấy của hàng đỗ đãi anh bán dầu
-
Lấy chồng trà rượu là tiên
Lấy chồng trà rượu là tiên,
Lấy chồng cờ bạc là duyên nợ nần -
Lấy điều ăn ở dạy con
-
Lấy chồng công tác ngành chè
Lấy chồng công tác ngành chè,
Làm xong một cái đi tè vẫn thơm! -
Lạy trời cho nổi gió nồm
-
Lấy chồng về đất Cẩm Nam
-
Lấy chi vui với thu tàn
-
Lấy chồng thì lấy Kẻ De
-
Anh lấy em có cheo có cưới
-
Tưởng lấy anh cho lành manh áo
Tưởng lấy anh cho lành manh áo
Lấy anh rồi bán áo nuôi anh!
Chú thích
-
- Nông Cống
- Tên một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Thanh Hóa, trước đây còn có tên là Tư Nông.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Giần
- Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó
(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Làm tờ
- Làm giấy, làm đơn (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Để
- Ruồng bỏ.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bà
- Nữ thần phù hộ người đi biển. Theo Sơn Nam: “Bà là nhân vật có thật nhưng lần hồi được thêu dệt về sự linh thiêng. Nhờ tu tiên (theo đạo Lão Tử), tuy ngồi nhà Bà vẫn thấy người đi biển đang bị đắm thuyền, bèn dùng bùa phép để cứu vớt.”
-
- Gió đông
- Từ từ Hán Việt đông phong, nghĩa là gió mùa xuân, từ hướng đông thổi đến.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
(Đề đô thành Nam trang - Thôi Hộ)Trần Trọng San dịch:
Mặt người giờ ở nơi nao?
Hoa đào vẫn đó cười chào gió đông.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Quảng Nam
- Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
-
- Tiết khí
- Gọi tắt là tiết, một khái niệm về thiên văn bắt nguồn từ Trung Quốc. Tiết khí là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°, khoảng cách kề nhau giữa hai tiết khí là 14-16 ngày. Tiết khí có mối liên quan gần gũi với các yếu tố khí hậu, thời tiết ở các nước nông nghiệp. Hiểu theo nghĩa rộng, tiết còn chỉ một khoảng thời gian, thời cuộc.
-
- Gia Long
- (1762 - 1820) Tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, gọi tắt là Nguyễn Ánh, vị vua sáng lập triều đại nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử nước ta. Ông có công chấm dứt cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh kéo dài hơn 200 năm, thống nhất đất nước.
-
- Giằng cối xay
- Cái cần dài một đầu có một khúc gỗ thọc vào lỗ tai cối, một đầu có thanh gỗ ngang buộc dính vào hai sợi dây từ cành cây hay trên sườn nhà thả thòng xuống. Khi xay bột hay xay lúa, người ta kéo giằng xay để cối quay tròn. Một số địa phương phát âm thành "giàng xay" hay "chàng xay".
-
- Phú Câu
- Làng chài nằm nơi cửa sông Đà Rằng, nay thuộc phường 6 thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
-
- Ô Loan
- Một đầm nước lợ thuộc tỉnh Phú Yên, dưới chân đèo Quán Cau, lấy nước từ sông Cái và một số sông nhỏ khác. Bao bọc quanh đầm là núi Đồng Cháy, núi Cẩm và cồn An Hải. Đây là một thắng cảnh cấp quốc gia của Việt Nam, một danh lam tiêu biểu của tỉnh.
-
- Tình Di
- Tên Nôm là kẻ De, một làng nay thuộc xã Quang Diệm (được gộp từ hai xã cũ là Sơn Quang và Sơn Diệm), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.