Vô duyên chưa nói đã cười
Chưa đi đã chạy là người vô duyên
Tìm kiếm "chùa Phả Lại"
-
-
Người khôn chưa đắn đã đo
Người khôn chưa đắn đã đo
Chưa đi đến bể, đã dò nông sâu -
Quen nhau chưa nỡ rời tay
-
Ăn của chùa ngọng miệng
-
Ba mươi chưa phải là tết
Ba mươi chưa phải là tết
-
Yêu nhau chưa ráo mồ hôi
Yêu nhau chưa ráo mồ hôi
Chưa tan buổi chợ đã rời nhau raDị bản
Gặp nhau chưa ráo mồ hôi
Chưa tan cối gạo đã rời nhau ra.Yêu nhau chưa ráo mồ hôi
Chưa tan buổi chợ đã chia đôi ngả đường
-
Canh một chưa nằm, canh năm đã dậy
-
Cách nhau chưa mấy thu đông
-
Áo cưới chưa hết nếp tà
-
Gặp nhau chưa kịp hỏi chào
Gặp nhau chưa kịp hỏi chào
Nước mắt đã trào, rơi xuống bỏng tay -
Bảy mươi chưa què chớ khoe rằng tốt
Bảy mươi chưa què chớ khoe rằng tốt
Dị bản
Bảy mươi chưa què chớ khoe mình lành
-
Bảy mươi chưa lóa, chưa què
Bảy mươi chưa lóa, chưa què
Cũng còn chẳng dám vội khoe thân lành -
Đàn bà chưa nói đã cười
Đàn bà chưa nói đã cười
Lương duyên vất vả, cuộc đời truân chuyên -
Miệng người chưa dễ bít bưng
Miệng người chưa dễ bít bưng
Những điều cẩn mật xin đừng nói ra -
Đố ai chừa được rượu tăm
-
Thương thì chưa chắc đã thương
Thương thì chưa chắc đã thương
Con gái ra đường anh chọc anh chơi -
Vạ vịt chưa qua, vạ gà đã đến
Vạ vịt chưa qua, vạ gà đã đến
-
Nếu anh chưa rõ, em tỏ anh tường
-
Thương nhau chưa nói chưa chào
Thương nhau chưa nói chưa chào,
Dẫu chưa gặp mặt lần nào, cũng thương. -
Rượu ngon chưa uống đã say
Chú thích
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Nguyệt
- Mặt trăng (từ Hán Việt).
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Rượu tăm
- Loại rượu ngon, khi lắc thì sủi tăm lên.
-
- Cầu Ô Thước
- Chiếc cầu trong điển tích Ngưu Lang - Chức Nữ, tượng trưng cho sự sum họp đôi lứa.
-
- Lựu
- Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Lan
- Tên chung của một họ cây thân thảo lưu niên, thường cho hoa đẹp, do đó được trồng rất phổ biến. Hoa lan rất đa dạng về màu sắc và hình dạng, nhưng hoa của tất cả những loài lan đều có cấu tạo gồm ba lá đài và ba cánh hoa, trong đó có một cánh môi, luôn to hơn và có hình dạng rất khác hai cánh hoa còn lại. Vì ba lá đài của hoa lan khá giống với những cánh hoa chính nên thường có sự nhầm lẫn là hoa lan có sáu cánh. Hoa lan thường được chia làm phong lan, sống trên những thân gỗ mục lơ lửng trên cao, và địa lan, mọc trên lớp đất mùn. Hoa lan ưa nơi râm mát và độ ẩm cao nên những khu rừng và cao nguyên ở nước ta như Nam Cát Tiên, Tây Nguyên, Yên Bái, Sa Pa là nơi sống của nhiều loài lan quý như giả hạc, ngọc điểm, lan hài, ...