Tôi xa mình chưa mấy con trăng
Nhà hư cột gãy, nhện giăng tứ bề
Tìm kiếm "chùa Phả Lại"
-
-
Trai ngay vì chúa
-
Tâm sự chát chua, biết ai mua mà bán
Tâm sự chát chua, biết ai mua mà bán,
Rao khắp chợ đời, không thấy dạng người mua
Bán buôn là chuyện bông đùa,
Đành đem tâm sự chát chua ra về.Dị bản
Tâm sự chát chua ai mua tôi bán
Đem giữa chợ đời rao chán chẳng ai mua
Bán buôn là chuyện bông đùa
Đành đem tâm sự chát chua ra về.
-
Trai Cẩm Phô chưa xô đã ngã
-
Miệng mật thường chứa gươm lòng
Miệng mật thường chứa gươm lòng
Những người miệng độc ít hòng hại ai -
Trai bất tài chưa làm đã hỏi
Trai bất tài chưa làm đã hỏi
Gái vô duyên chưa nói đã cười -
Tu là trốn chúa lộn chồng
Tu là trốn chúa lộn chồng,
Có chi nhân đức tôn sùng ngẩn ngơ -
Chồng đánh chẳng chừa, vẫn giữ cùi dừa bánh đa
-
Có dưa thì chừa rau
Có dưa thì chừa rau
-
Chổi tiên quét sạch chùa vàng
Chổi tiên quét sạch chùa vàng
Sửa sang Phật lại để nàng đi tu -
Ngày ăn ba bữa chưa no
Dị bản
Ngày ba bữa ăn chưa no
Đến khi đói bụng thì dò đến niêu
-
Thế gian còn dại chưa khôn
-
Nắng ba năm ta chưa hề bỏ bạn
-
Anh than vợ anh chưa có
Anh than vợ anh chưa có
Em bước vô nhà thấy ai nằm đó?
Bớ anh chung tình,
Em thương anh để dạ, sợ anh bạc tình bỏ ai -
Bến Tre nhiều gái chưa chồng
Dị bản
Bến Tre nhiều gái ế chồng
Không tin xuống chợ Mỹ Lồng mà coi
-
Ăn chanh chíp miệng chua chua
-
Gạo ngon nấu cháo chưa nhừ
Dị bản
-
Ân cha nghĩa mẹ chưa đền
Dị bản
Công cha nghĩa mẹ ai đền
Mà em ông áo ôm mền theo anh?
-
Bấy lâu còn lạ chưa quen
-
Mạ chiêm ba tháng chưa già
Chú thích
-
- Con trăng
- Một chu kì của mặt trăng xoay quanh trái đất, tức một tháng âm lịch.
-
- Cẩm Phô
- Tên một làng có từ lâu đời thuộc địa phận phố cổ Hội An, Quảng Nam. Tại đây có đình và chợ cũng có tên là Cẩm Phô. Tên nhân vật Cẩm Phô trong tác phẩm Trại Hoa Vàng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chính là lấy từ địa danh này.
-
- Thanh Hà
- Tên một ngôi làng ở Quảng Nam, nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An chừng 3 km về hướng Tây. Làng có nghề làm gốm truyền thống từ đầu thế kỉ 16.
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Bến Tre
- Một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cũng được gọi là đất Trúc (thị xã Bến Tre trước đây còn có tên là Trúc Giang). Đây là vùng đất gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trường Toản, Trương Vĩnh Ký... Bến Tre cũng rất nổi tiếng vì trồng rất nhiều dừa, nên còn được gọi là Xứ Dừa.
-
- Mỹ Lồng
- Còn gọi là Mỹ Luông, một cái chợ có từ lâu đời, nay thuộc xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Sách Gia Định thành thông chí chép: "Nơi bờ phía bắc (sông Bến Tre) là chợ Mỹ Luông (tên cũ của chợ Mỹ Lồng) phố xá liền lạc, người buôn bán tụ hội đông đảo." Nơi đây nổi tiếng với đặc sản bánh tráng dừa vừa béo vừa xốp, được chia làm nhiều loại: bánh đặc biệt có sữa, trứng gà, dừa; bánh ngang chỉ có dừa không sữa; bánh sữa không dừa...
-
- Chíp miệng
- Chép miệng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chợ Chùa
- Tên dân gian của một ngôi chợ có từ lâu đời, hiện nằm ở khu vực trung tâm huyện Nghĩa Hành, đồng thời cũng là tên một thị trấn thuộc huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là nơi chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng sống và làm việc những năm tháng cuối đời.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Én
- Loài chim nhỏ, cánh dài nhọn, đuôi chẻ đôi, mỏ ngắn, thường bay thành đàn.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Thẹo
- Sẹo (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bông
- Hoa tai (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Thường đi chung với "đôi" thành "đôi bông."
-
- Cừ
- Cọc bằng gỗ được đóng xuống để củng cố đất, dùng trong các công trình xây dựng trên nền đất yếu, đất bùn (nhà cửa gần sông rạch, đê điều chắn sóng...).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Sen
- Loài cây mọc dưới nước, thân hình trụ, lá tỏa tròn, cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhị vàng.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Chiêm, mùa
- Trước đây, nông dân thường làm một năm hai vụ. Vụ chiêm cấy trước Tết và gặt vào tháng năm âm lịch, vụ mùa cấy tháng sáu và gặt tháng mười âm lịch.