Dưới sông anh bủa lấy con cá duồng
Buông lời hỏi bạn bơi xuồng đi đâu?
– Dưới sông anh bủa lấy con cá duồng
Nhớ em anh mới bơi xuồng thăm em
Tìm kiếm "xương gà"
-
-
Lên voi xuống chó
-
Đạn ăn lên tên ăn xuống
-
Sống ngâm da, chết ngâm xương
-
Mình hạc xương mai
-
Quan cưới em bằng kiệu em cũng không thèm
-
Đau bụng thì uống nước sông
-
Hát một câu, thấu tới trong buồng
Hát một câu, thấu tới trong buồng
Kêu anh thức dậy, đẩy xuồng bơi theo -
Phụ đồng ếch
Hồn ếch ta đã về đây
Mãi năm khô hạn ta nay ở bờ
Ở bờ những hộc cùng hang
Tay thì cá giỏ, tay thì cần câu
Nó có chiếc nón đội đầu
Khăn vuông chít tóc ra màu xinh xinh
Nó có cái quạt cầm tay
Nó có ống nứa bỏ đầy cóc con
Nó có chiếc cán thon thon
Nó có sợi chỉ thon thon mà dài
Ếch tôi mới ngồi bờ khoai
Nó giật một cái đã sai quai hàm
Mẹ ơi lấy thuốc cho con
Lấy những lá ớt cùng là xương sông
Ếch tôi ở tận hang cùng
Bên hè rau muống, phía trong bờ dừa
Thằng măng là con chú tre
Nó bắt tôi về làm tội lột da
Thằng hành cho chí thằng hoa
Mắm muối cho vào cay hỡi đắng cay -
Có lá lốt tình phụ xương sông
-
Có ai về đất Mỹ Xương
-
Vè bán quán (II)
-
Mẹo mực Quảng Xương, văn chương Hoằng Hóa
-
Nông Cống sống vì cơm, Quảng Xương sống vì cá
-
Anh về mượn thuổng đào hồ
-
Con tôm nhỏ có hai càng
-
Vuốt hột nổ
-
Lưới thưa anh bủa lấy con cá duồng
Dị bản
Lưới thưa bủa lấy con cá duồng
Buông lời hỏi bạn: bơi xuồng đi đâu?
– Lưới thưa bủa lấy con cá duồng,
Em đi đòi nợ, chớ bơi xuồng đi đâu!
-
Anh bơi xuồng cụt, anh hớt hụt con tôm càng
Dị bản
Câu tôm mà ngủ gục, nên anh vớt được con tôm càng
Phải chi mà anh vớt đặng, anh sắm vòng vàng cho em đeo.
-
Lưỡi không xương, trăm đường lắt léo
Chú thích
-
- Cá duồng
- Một loại cá thuộc họ cá chép, mình mềm, có vảy tròn nhỏ phủ toàn thân, đầu không vảy. Có duồng cho thịt ngọt nhưng nhiều xương.
-
- Xuồng
- Thuyền nhỏ không có mái che (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lên voi xuống chó
- Sự thay đổi địa vị, quyền lực hay số phận thất thường, lúc thấp lúc cao, lúc phát đạt lúc lụn bại.
-
- Đạn ăn lên, tên ăn xuống
- Quy luật khi bắn súng, bắn tên.
-
- Sống ngâm da, chết ngâm xương
- Đời sống ở các vùng chiêm trũng quanh năm úng ngập ở các địa phương Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày trước.
-
- Mình hạc xương mai
- Thân mình mảnh mai như hạc, xương nhỏ như cành mai. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của giảng là "Nhỏ xương ốm yếu, thanh cảnh, cốt cách lịch sự."
-
- Xuồng ba lá
- Một loại xuồng (thuyền) đặc trưng cho vùng sông nước Nam Bộ. Có tên như vậy vì xuồng được làm từ ba tấm ván, gồm hai tấm hai bên làm be xuồng và một tấm giữa làm đáy xuồng. Để xuồng được cứng chắc, người ta dùng những chiếc “cong” tạo thành bộ khung mô phỏng bộ xương sườn của cá. Bộ cong này có nhiệm vụ cố định thân xuồng, chống đỡ sức ép của nước từ bên ngoài vào, đồng thời giữ chặt ván xuồng, giúp xuồng không bị biến dạng.
-
- Nhược bằng
- Nếu như (từ cổ).
-
- Thanh la
- Nhạc khí làm bằng hợp kim đồng thiếc pha chì, có nhiều kích thước khác nhau, hình dáng như chiếc cồng không có núm, mặt hơi phồng, xung quanh có thành, có dây quai để cầm. Người chơi một tay cầm dây quai, tay kia dùng dùi gỗ gõ vào thanh la, tạo ra âm thanh vang, trong trẻo.
-
- Cồng
- Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.
-
- Khăn vuông
- Loại khăn to bề khổ, bốn cạnh bằng nhau, dùng để đội đầu hoặc gói bọc đồ đạc quần áo đem theo mình. Đầu tiên, người ta để quần áo vật dụng vào giữa khăn, lấy hai chéo đối nhau siết chặt lại, cuối cùng thắt gút hai chéo còn lại với nhau, xỏ tay vào để mang túi lên vai.
-
- Nứa
- Loài cây cùng họ với tre, mình mỏng, gióng dài, mọc từng bụi ở rừng, thường dùng để đan phên và làm các đồ thủ công mĩ nghệ. Ống nứa ngày xưa cũng thường được dùng làm vật đựng (cơm, gạo, muối...).
-
- Xương sông
- Loài cây có thân thẳng đứng, cao khoảng một mét hoặc hơn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa, có mùi hơi hăng của dầu. Lá xương sông là một loại rau gia vị phổ biến, và cũng là vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm...
-
- Lá lốt
- Một loại cây cho lá có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Trong số các món ăn có lá lốt, đặc sắc nhất phải kể đến bò nướng lá lốt. Ở một số địa phương Nam Bộ, loại cây này cũng được gọi là lá lốp.
-
- Mỹ Xương
- Địa danh nay thuộc xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
-
- Bánh hỏi
- Một đặc sản có mặt ở nhiều vùng khác nhau: Vũng Tàu, Bến Tre, Phú Yên, Nha Trang, Bình Định, Sóc Trăng... Bánh được làm từ bột gạo và có quy trình chế biến đặc biệt công phu, tỉ mỉ. Thường được ăn chung với mỡ hành, thịt quay, thịt nướng, lòng heo... đây là món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ, cúng giỗ, cưới hỏi.
-
- Lạp xưởng
- Một món ăn làm từ thịt nạc và thịt mỡ lợn xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột lợn khô để chín bằng cách lên men tự nhiên. Lạp xưởng màu hồng hoặc nâu sậm, vị ngọt. Tên gọi “lạp xưởng” bắt nguồn từ cách đọc 臘腸 (lạp trường, nghĩa là ruột ướp) theo giọng Quảng Đông.
-
- Quảng Xương
- Địa danh nay là một huyện duyên hải thuộc tỉnh Thanh Hóa.
-
- Nông Cống
- Tên một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Thanh Hóa, trước đây còn có tên là Tư Nông.
-
- Thuổng
- Công cụ đào xới đất, tương tự cái xẻng. Từ này ở miền Trung cũng được gọi chệch thành xuổng.
-
- Sen
- Loài cây mọc dưới nước, thân hình trụ, lá tỏa tròn, cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhị vàng.
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Cuốc
- Nông cụ gồm một bản sắt bén (gọi là lưỡi cuốc) gắn vào ống tre cật để cầm (gọi là cán cuốc), dùng để đào xới đất. Động tác đào xới đất bằng cuốc cũng gọi là cuốc đất.
-
- Cày
- Nông cụ dùng sức kéo của trâu, bò hay của máy cày, để xúc và lật đất. Cày gồm hai bộ phận chính: Lưỡi cày (ban đầu làm bằng gỗ, sau bằng sắt hoặc thép) và bắp cày bằng gỗ. Nếu cày bằng trâu bò, lại có thêm gọng cày nối từ bắp cày chạy dài đến ách để gác lên vai trâu, bò.
-
- Bừa
- Nông cụ dùng sức kéo để làm nhỏ, làm nhuyễn đất, san phẳng ruộng hoặc làm sạch cỏ, có nhiều răng để xới, làm tơi đất. Bừa thường được kéo bởi người, trâu bò, ngựa, hoặc gần đây là máy kéo.
-
- Hạt nổ
- Một thứ quả nhỏ, khi già vuốt tay thì nổ bung ra.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Ná
- Dụng cụ bắn đá cầm tay, thường làm từ một chạc cây hoặc bằng hai thanh tre ghép với nhau, đầu có dây cao su để căng ra. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Khmer sna.
-
- Trốc
- Đầu, sọ (phương ngữ).
-
- Nốc
- Cổ ngữ Việt chỉ thuyền, ghe. Ngày nay chỉ thuyền nhỏ, còn dùng ở miền Bắc Trung Bộ.
-
- Đây là trò chơi vận động dành cho các em nhỏ tuổi. Bắt đầu chơi, hai em đứng quay mặt vào nhau, hai tay giơ ra phía trước ngực, áp bốn bàn tay vào nhau, vuốt nhẹ một lần, rồi vừa hất vừa đập hai bàn tay mình vào bàn tay bạn, sau đó lại đập chéo một bàn tay mình vào bàn tay bạn (bàn tay trái mình đập vào bàn tay trái bạn, bàn tay phải mình đập vào bàn tay phải bạn). Vừa đập tay, vừa hát. Tay đập càng lúc càng nhanh, em nào không theo kịp hoặc đánh nhầm tay là thua cuộc. Trong khi đánh tay phải ăn khớp với lời xướng ở cuối mỗi câu.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Xuồng cụt
- Loại xuồng (thuyền) ở vùng sông nước Nam Bộ, có mũi bằng hoặc ngắn hơn mũi những chiếc xuồng thông thường.
-
- Tôm càng
- Một loài tôm lớn nước ngọt có càng dài. Tôm càng có thể dài đến 30 cm, là một loại hải sản có giá trị và nhiều dinh dưỡng. Trong lúc còn là ấu trùng, tôm càng sống ở nước lợ, nhưng khi trưởng thành chúng sống hoàn toàn ở nước ngọt. Vì là một loại hải sản quý, tôm càng được chăn nuôi rộng rãi ở nước ta.
-
- Kiềng
- Vòng trang sức bằng vàng hay bạc, thường được đeo trên cổ hay dưới cổ chân. Ngày xưa, kiềng cổ làm bằng vàng, to bằng ngón tay út, rỗng ruột. Kiềng có chạm khắc hoa văn được gọi là kiềng chạm, kiềng không chạm khắc được gọi là kiềng trơn.