– Trời tháng Mười năng mưa năng lụt,
Đất năng lở năng bồi,
Tình ta thương quân tử cựu,
Không lẽ đi mời quân tử tân,
Thôi em liều mình thác xuống sông Ngân,
Thác đi lại bỏ ái ân hai chàng.
– Ới em ơi, muốn cho đặng cả hai bên
Em về đan tám bức phên, dựng tường buồng
Dựng buồng thì phải dựng luôn,
Đừng ngăn quân tử cựu, đừng buồn quân tử tân
Tội gì em thác xuống sông Ngân
Thác đi lại bỏ ái ân hai chàng.
Tìm kiếm "bà goá"
-
-
Hòn Ông đứng trước hòn Bà
-
Ếch tháng ba, gà tháng bảy
Dị bản
Chó tháng ba, gà tháng bảy
-
Bún giò bà Lương, bún xương bà Tỳ, bánh mì bà Khánh
-
Huỳnh liên huỳnh bá huỳnh cầm
Dị bản
Huỳnh liên, huỳnh bá, huỳnh cầm
Ba huỳnh hiệp lại thì khiêng ra đồng
-
Huỳnh liên, huỳnh bá, huỳnh cầm
-
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
-
Ăn quận Năm, nằm quận Ba, xa hoa quận Nhất, cướp giật quận Tư
-
Mẹ già như chuối ba hương
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp mật, như đường mía lau
Đường mía lau càng lâu càng ngát
Xôi nếp mật ngào ngạt hương say
Ba hương lây lất tháng ngày
Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi
Mẹ già như áng mây trôi
Như sương trên cỏ, như lời hát ru
Lời hát ru vi vu trong gió
Sương trên cỏ khó vỡ dễ tan
Mây trôi lãng đãng trên ngàn
Gió đưa tan, hợp, hợp, tan, nao lòng. -
Anh đi tu, em nguyền ở vãi
-
Cách sông nên phải lụy đò
-
Ngó lên trời, mưa sa lác đác
-
Trai nên trai, không thiếu chi vợ
-
Có gió lung mới biết tùng bá cứng
-
Ba tàn ba héo vì cây
-
Biết làm răng gửi đặng lời thề
-
Ăn cơm có canh, tu hành có vãi
Ăn cơm có canh, tu hành có vãi
-
Thằng Tây lấy mẹ thằng Tàu
-
Ba keo thì mèo mở mắt
-
Chàng rể mà đến mụ gia
Chú thích
-
- Cựu
- Cũ, xưa (từ Hán Việt).
-
- Tân
- Mới (từ Hán Việt).
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Ngân Hà
- Tên gọi của thiên hà bao gồm Trái Đất của chúng ta. Trên bầu trời đêm, Ngân Hà trông như một dải sáng trắng vắt ngang bầu trời, nên được hình tượng hóa thành một dòng sông trên thượng giới. Trong thần thoại Trung Quốc, Ngưu Lang và Chức Nữ bị sông Ngân Hà chia cách, nên sông Ngân còn tượng trưng cho sự ngăn cách lứa đôi.
-
- Phên
- Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.
-
- Núi Đá Bia
- Tên chữ là Thạch Bi Sơn, dân gian cũng gọi là núi Ông hoặc Đá Chồng, ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh thuộc dãy Đèo Cả, một thời là cột mốc biên giới của Đại Việt xưa. Đá Bia nằm ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, phía Nam tỉnh Phú Yên, nổi tiếng vì tảng đá Bia khổng lồ cao khoảng 80 m trên đỉnh núi, đứng cách xa vẫn nhìn thấy. Có tên như vậy vì tương truyền vào năm 1471, khi thân chinh cầm quân tấn công Chăm Pa, vua Lê Thánh Tông dừng tại chân núi, cho quân lính trèo lên khắc tên, ghi rõ cương vực Đại Việt tại nơi này.
-
- Núi Bà
- Một dãy núi nằm địa phận huyện Phù Cát, phía Nam đầm Đạm Thủy, Bình Định, gồm trên sáu mươi ngọn cao thấp khác nhau, nổi bật là hòn Hang Rái ở phía đông bắc, hòn Hèo ở phía Đông - Nam và đỉnh cao nhất, tới gần 900 m, là hòn Chuông (Chung Sơn) ở phía Tây. Nếu nhìn toàn cảnh núi Bà thì thấy vùng quanh hòn Chuông tương đối bằng phẳng, giống như một cái chiêng đồng úp sấp mà núm chiêng chính là hòn Chuông. Có lẽ bởi dáng núi như vậy mà người ta đã đặt tên chữ cho núi Bà là Phô Chinh Đại Sơn (nghĩa là núi lớn bày chiêng). Núi Bà là một danh thắng của tỉnh Bình Định.
-
- Ếch tháng ba, gà tháng bảy
- Tháng ba và tháng bảy là hai thời kì giáp hạt trong năm, gà và ếch đều thiếu ăn, gầy gò, nên thịt không ngon.
-
- Bún giò bà Lương, bún xương bà Tỳ, bánh mì bà Khánh
- Các địa chỉ ẩm thực có tiếng ở Hội An.
-
- Huỳnh liên
- Còn có tên là so đo bông vàng, một loại cây cao từ 2-4m, có hoa to màu vàng tươi, rễ được dùng làm thuốc.
-
- Gáo vàng
- Còn gọi là cây huỳnh bá, một loại cây lớn, gỗ màu vàng, mọc nhiều ở các kênh rạch miền Tây Nam Bộ. Trái gáo có vị hơi chua, thường ăn với muối ớt. Gỗ được dùng để làm sàn và vách nhà. Vỏ cây được dùng để trị tiêu chảy, kiết lị, làm thuốc bổ.
-
- Hoàng cầm
- Cũng gọi là huỳnh cầm, một loại cây nhỏ, lá nhọn, rễ sắc vàng, dùng làm thuốc hạ huyết áp, kháng sinh, giảm sốt, lợi tiểu...
-
- Hiệp
- Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nhứt
- Nhất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Quảng Bá
- Tên cũ là Quảng Bố, một làng cổ nằm ven đê sông Hồng và bên bờ Hồ Tây, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Quảng Bá nổi tiếng từ xưa với nghề trồng rau, trồng đào và các loại hoa Tết. Tuy nhiên, hiện nay diện tích trồng các loại hoa đã bị thu hẹp trong quá trình đô thị hóa.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Ăn quận Năm, nằm quận Ba, xa hoa quận Nhất, cướp giật quận Tư
- Ở Sài Gòn trước đây (và thành phố Hồ Chí Minh trong thời bao cấp), quận 5 có nhiều quán ăn ngon, quận 3 có nhiều biệt thự, quận 1 có nhiều hàng xa xỉ phẩm, còn quận 4 có nhiều băng nhóm du đãng.
-
- Chuối ba hương
- Còn gọi là chuối bà hương, một loại chuối lùn, quả khi chín rất dễ rụng.
-
- Vãi
- Người phụ nữ chuyên giúp việc và quét dọn trong chùa nhưng không tu hành.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Ba Gò
- Một địa danh nằm giữa hai huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Vào thời xa xưa, đây là vùng cây cối rậm rạp, có nhiều giặc cướp và thú dữ.
-
- Sa
- Rơi xuống (từ Hán Việt).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ba quân thiên hạ
- Mọi người trong thiên hạ. Xem thêm Ba quân.
-
- Tùng bá
- Cây tùng (tòng) và cây bách (bá), trong văn chương thường được dùng để tượng trưng cho những người có ý chí vững mạnh, kiên cường, thẳng thắn.
-
- Hừng
- Nóng (từ cổ).
-
- Ba
- Tiếng đọc chữ "hoa" dưới triều Nguyễn, để kiêng húy bà Hồ Thị Hoa, vợ của hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm (sau là vua Thiệu Trị).
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Cớ mần răng
- Cớ làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Lịnh
- Lệnh (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bà gia
- Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
-
- Gia nương
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Tàu
- Cách nhân dân ta gọi nước Trung Quốc hay người Trung Quốc (người Hoa), thường có ý khinh miệt. Theo học giả An Chi, chữ này có gốc từ tào 曹 (quan lại). Bác sĩ Trần Ngọc Ninh giảng là do chữ Tào là họ cuả Ngụy Tào Tháo. Lại có tên Ba Tàu, đến nay vẫn chưa thống nhất nguồn gốc của tên này.
-
- Chú khách
- Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
-
- Keo
- Một trận đấu trong thể thao, đặc biệt là trong môn đấu vật.
-
- Ba keo thì mèo mở mắt
- Vật thua ba keo thì trợn tròn mắt ra như mắt mèo. Ý câu này nói vật thua luôn ba keo thì bấy giờ mới biết thân mình là yếu và mới biết sợ người khoẻ hơn.
-
- Đỏ
- Con gái (phương ngữ Bắc Bộ).