Tìm kiếm "vu khống"
-
-
Gần sông quen với cá
Gần sông quen với cá
Gần rừng không lạ với chim -
Ôm bầu mang tiếng thị phi
Ôm bầu mang tiếng thị phi
Bầu không có rượu, uống gì mà say!
– Mang bầu tìm bạn cố tri
Tìm không gặp bạn li bì những sayDị bản
Đèo bòng mang tiếng thị phi
Bầu không có rượu lấy gì mà say?Mang bầu chịu tiếng thị phi,
Bầu không có rượu lấy gì mà say?
-
Cam sành rã rượi bờ ao
-
Lời nguyền trước cũng như sau
Lời nguyền trước cũng như sau
Ta không ham vui bỏ bạn, bạn chớ tham giàu bỏ ta -
Ai cũng muốn phấn dồi lên mặt
-
Lấy chồng cận núi kề sông
Lấy chồng cận núi kề sông
Nước không lo cạn, củi không lo tìm -
Đạo cang thường khó lắm bạn ơi
-
Trăng đà lu lú đỉnh đồi
Trăng đà lu lú đỉnh đồi
Anh không lo liệu còn ngồi mãi chăng? -
Kẻ nào trống giữa bàn chưn
-
Tuổi thân con khỉ ở lùm
Tuổi thân con khỉ ở lùm
Cuốc không lo cuốc lo dòm người ta -
Nói láo thì chẳng ai ưa
Nói láo thì chẳng ai ưa
Mình không ưa láo, ai ưa láo mình -
Ai ai cũng tưởng bậu hiền
-
Làm thơ mà dán cây đa
-
Tung tăng như cá trong lờ
-
Trâu kia kén cỏ bờ ao
Trâu kia kén cỏ bờ ao
Anh kia không vợ đời nào có con
Người ta con trước, con sau
Thân anh không vợ như cau không buồng
Cau không buồng như tuồng cau đực
Trai không vợ cực lắm anh ơi
Người ta đi đón về đôi
Thân anh đi lẻ về loi một mình -
Trên trời có một ông sao
-
Khăn lau nước mắt ướt mèm
-
Hoa sen sao khéo giữ màu
-
Buồn thay số kiếp con người
Buồn thay số kiếp con người
Cơm ăn không đủ, nụ cười ốm nhom
Chú thích
-
- Ngoan
- Giỏi giang, lanh lợi (từ cổ).
-
- Bầu
- Đồ đựng rượu làm từ vỏ bầu khô, hình thuôn, đáy tròn lớn, miệng nhỏ, giữa thắt lại.
-
- Thị phi
- Phải và không phải. Chỉ sự đồn đại, chê bai.
Kẻ yêu nên ít lời cao hạ,
Người ghét càng nhiều tiếng thị phi.
(Than thân - Nguyễn Hữu Chỉnh)
-
- Cố tri
- Người quen biết cũ (từ Hán Việt).
Xưa từng có xóm có làng
Bà con cô bác họ hàng gần xa
Con trâu, con chó, con gà
Đàn cò, lũ sẻ, đều là cố tri.
(Mộc mạc - Võ Phiến)
-
- Cam sành
- Một loại cam có vỏ dày, sần sùi, thịt có màu cam hoặc vàng đậm, nhiều nước, được xem là một giống cam rất ngon.
-
- Dồi
- Đánh phấn cho dính vào da.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Bàng
- Một loài cây thân gỗ lớn, có tán lá rộng nên thường được trồng để lấy bóng râm và làm cảnh. Quả ăn được và có vị hơi chua. Vào mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ trước khi rụng.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Hồ Tây
- Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
-
- Nhị
- Hai (từ Hán Việt).
-
- Cửa Nam
- Một con phố của Hà Nội xưa, nay vẫn giữ tên cũ, đi từ phố Phan Bội Châu đến đường Lê Duẩn, thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Có tên gọi như thế là do phố ở gần cửa Đông Nam của thành Thăng Long thời nhà Nguyễn.
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Sen
- Loài cây mọc dưới nước, thân hình trụ, lá tỏa tròn, cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhị vàng.