Lấy chồng chẳng biết mặt chồng
Đêm nằm tơ tưởng nghĩ ông láng giềng
Tìm kiếm "lẩy bẩy"
-
-
Lấy lính thì được ăn lương
Lấy lính thì được ăn lương
Lấy thầy ăn óc, ăn xương gì thầy
Thà rằng nhịn đói ăn mày
Còn hơn đi lấy nửa thầy nửa dâm -
Lấy anh, anh sắm sửa cho
Lấy anh, anh sắm sửa cho:
Cái bị, cái bát, cái quạt mo đuổi ruồi.Dị bản
Lấy anh, anh sắm đồ cho,
Sắm bị, sắm gậy, sắm mo đuổi ruồi.
-
Lấy ngắn nuôi dài
Lấy ngắn nuôi dài
-
Lấy bà thời phải nuôi bà
-
Lấy trứng chọi đá
Lấy trứng chọi đá
-
Lạy trời cho chóng gió nồm
-
Lấy chồng Phú Cốc sợ beo
-
Lấy chồng thợ mộc sướng sao
-
Lạy trời lạy phật lạy vua
Lạy trời lạy phật lạy vua
Cho tôi sức khỏe tôi xua con ruồi. -
Lấy thúng úp voi
Lấy thúng úp voi
-
Lạy ông tôi ở bụi này
Lạy ông tôi ở bụi này
-
Lạy trời gió thổi pheo pheo
-
Lấy anh thì sướng hơn vua
-
Lấy chồng hay chữ là tiên
Lấy chồng hay chữ là tiên
Lấy chồng mù chữ là duyên con bòDị bản
Có chồng biết chữ là tiên
Có chồng dốt nát là duyên con bò
-
Lấy chồng làm lẽ khỏi lo
-
Lạy trời, lạy Phật cho tóc mau dài
Lạy trời, lạy Phật cho tóc mau dài
Bao giờ tóc chấm ngang vai
Thì ta kết nghĩa thành hai vợ chồng -
Lạy trời gió thổi lung tung
-
Lạy trời cho cả gió nồm
Lạy trời cho cả gió nồm
Cho kẹo tôi chảy cho mồm tôi xơi -
Lạy trời, bà thổi gió đông
Chú thích
-
- Tơ tưởng
- Nghĩ liên miên không dứt đến người hoặc cái mà mình nhớ mong, ước muốn.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Theo Hoàng Lê nhất thống chí, hồi 17: ...quân nhà Nguyễn thì hàng năm ra đánh, thanh thế lừng lẫy. Mỗi khi gió nam nổi lên, thì nhân dân các trấn lại nói với nhau: "Chúa cũ ra đấy!" (bấy giờ hàng năm cứ đến khoảng tháng 4, tháng 5 khi gió nam thổi mạnh thì Nguyễn Ánh đốc quân thủy bộ ra đánh, đến lúc có gió mùa đông bắc thổi thì lại rút quân về. Người đương thời thường gọi những đợt tấn công như vậy là những trận "giặc mùa." Bọn sĩ phu phản động chống Tây Sơn và ngả theo Nguyễn Ánh mới nhân đó, đặt ra câu ca dao [này]).
-
- Phú Cốc
- Tên một ngọn đèo phần lớn thuộc thôn Phú Thạnh, phần còn lại thuộc thôn Phú Liên (xã An Phú, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên). Đèo cao, ngày trước có nhiều cọp, beo.
-
- Long Thủy
- Tên cũ là Mỹ Á, một ngôi làng trước thuộc xã An Phú, huyện Tuy An, nay thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Làng nằm sát biển, nổi tiếng có dừa xiêm uống nước rất ngọt, mát. Vườn dừa Long Thủy rợp bóng mát, quanh năm che phủ cả thôn. Tại đây có bãi biển Long Thủy, nhìn ra xa là cụm Hòn Chùa, Hòn Than và Hòn Dứa.
-
- Mạt cưa
- Vụn gỗ do cưa xẻ làm rơi ra.
-
- Rấm
- Giữ lửa ở bếp cho khỏi tắt.
-
- Dăm bào
- Vụn gỗ mỏng thải ra khi bào gỗ. Nhân dân ta thường chỉ dùng dăm bào để đốt lửa, lót chuồng, hoặc làm phân bón. Ngày nay dăm bào được mua với khối lượng lớn để xuất khẩu.
-
- Nỏ
- Khô ráo.
-
- Rơm
- Các loại cây lúa hoặc các loại cỏ, cây hoa màu khác sau khi thu hoạch phần hạt, phần thân và lá được đem đi cắt, sấy khô (phơi nắng) và được lưu trữ để sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Ngoài ra rơm còn được sử dụng để thổi lửa, đun nấu rất tốt. Bên cạnh đó, rơm còn là nguyên liệu quan trọng để nuôi trồng nấm rơm (một loài nấm chuyên mọc trên rơm).
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
-
- Lèo
- Dây buộc từ cánh buồm đến chỗ lái để điều khiển buồm hứng gió. Gió cả, buồm căng thì lèo thẳng. Động tác sử dụng lèo cũng gọi là lèo (như trong lèo lái).
-
- Giậm
- Đồ đan bằng tre, miệng rộng hình bán cầu, có cán cầm, dùng để đánh bắt tôm cá. Việc đánh bắt tôm cá bằng giậm gọi là đánh giậm.
-
- Rá
- Đồ đan bằng tre có vành (gọi là cạp), dùng để đựng gạo hoặc nông sản.
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Gió đông
- Từ từ Hán Việt đông phong, nghĩa là gió mùa xuân, từ hướng đông thổi đến.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
(Đề đô thành Nam trang - Thôi Hộ)Trần Trọng San dịch:
Mặt người giờ ở nơi nao?
Hoa đào vẫn đó cười chào gió đông.