Người đâu mà lại lạ đời
Con gái Hà Nội lấy người bên Tây
Tây đâu có ở đất này
Nó về nước nó khốn thay thân già
Tìm kiếm "lẩy bẩy"
-
-
Đốt giấy lấy xôi
-
Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn
-
Lạy cha hai lạy một quỳ
-
Cải lên ba lá ngắt ngồng
Dị bản
Cải non ai nỡ ngắt ngồng
Ở vậy nuôi mẹ, lấy chồng sao nên?
-
Gái lấy chồng như rồng có vây
Gái lấy chồng như rồng có vây
-
Vô duyên mới lấy chồng khòm
Vô duyên mới lấy chồng khòm
Mai sau nó chết, cái hòm khum khum -
Chim khôn đậu nóc nhà quan
Chim khôn đậu nóc nhà quan
Trai ngoan tìm vợ, gái ngoan tìm chồng
Xưa nay những khách má hồng
Thà hầu quân tử hơn chồng đần nguDị bản
-
Rượu lưu ly chân quỳ tay rót
-
Chim sẩy lồng còn trông trở lại
-
Khi xưa em ở với mẹ cha
Khi xưa em ở với mẹ cha
Một năm chín yếm xót xa trong lòng
Từ khi em về nhà chồng
Chín năm một yếm, em lộn lần trong ra ngoài -
Lấy con xem nạ, lấy gái góa xem đời chồng xưa
-
Chơi trăng không biết trăng tròn
-
Lấy đồng tiền làm lào
-
Lấy chồng từ thuở mười lăm
Lấy chồng từ thuở mười lăm
Chồng chê tôi bé chẳng nằm cùng tôi
Ðến năm mười tám, đôi mươi
Tôi nằm dưới đất, chồng lôi lên giường
Một rằng thương, hai rằng thương
Có bốn chân giường gãy một còn ba
Ai về nhắn mẹ cùng cha
Chồng tôi nay đã giao hoà với tôiDị bản
-
Cái bống mặc xống ngang chân
Cái bống mặc xống ngang chân
Lấy chồng kẻ chợ cho gần, xem voi
Trèo lên trái núi mà coi
Thấy ông quản tượng cưỡi voi đánh cồng
Túi vóc mà thêu chỉ hồng
Têm trầu cánh phượng cho chồng đi thi
Một mai chồng đỗ, vinh quy
Võng anh đi trước, em thì võng sau
Tàn quạt, hương án theo hầu
Vinh quy bái tổ, giết trâu ăn mừng -
Muốn ăn cơm nếp độ chà
Dị bản
Muốn ăn cơm nếp độ chà
Muốn coi gái đẹp thì ra Yên Hồ
-
Con ơi gia cảnh mình nghèo
Con ơi gia cảnh mình nghèo
Ham chi vợ đẹp vợ giàu nó khinh -
Con ông mà lấy con bà
Con ông mà lấy con bà
Trời cho thuận hòa bà lại lấy ông -
Tôi thương anh dữ quá
– Tôi thương anh dữ quá
Bởi ba má lỡ gả tôi lấy chồng
Để tôi về mua gan công, mật cóc
Thuốc chồng tôi theo anh
– Em nói mà không sợ tử sanh
Chồng em, em còn thuốc theo anh làm gì
Chú thích
-
- Đốt giấy lấy xôi
- Chửi bọn thầy cúng bịp bợm, làm vờ vịt, qua quýt cho xong đặng lấy tiền.
-
- Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn
- Trong buôn bán làm ăn, không được lãi cũng phải cố giữ cho được hoà vốn.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Nhất phẩm hồng
- Màu đỏ tươi của hoa trạng nguyên, còn gọi là hoa nhất phẩm hồng.
-
- Đũi
- Một loại vải dệt bằng sợi kéo từ kén cắn tổ của tằm tơ. Ở những kén tằm già được nhà nuôi tằm để lại để gây giống, hoặc không ươm tơ kịp, nhộng tằm cắn kén để chui ra thành con ngài, làm cho tơ kén bị đứt, không thể ươm thành tơ được nữa, mà chỉ có thể dùng để kéo thành sợi đũi. Vải đũi thô hơn lụa, nên xưa kia được cho là loại vải thường, chỉ nhà nghèo mới mặc.
-
- Ngồng
- Thân non của một số cây như cải, thuốc lá... mọc cao lên và ra hoa. "Ngồng" cũng có nghĩa là trổ hoa ở các loại cây này.
-
- Ngoan
- Giỏi giang, lanh lợi (từ cổ).
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Cửa tam quan
- Cũng gọi là cổng tam quan, mái tam quan, loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa chiền theo lối kiến trúc truyền thống.
-
- Rượu lưu ly
- Rượu tiễn. Rượu người con gái rót mời cha mẹ uống trong lễ đón dâu, trước khi về nhà chồng thường được gọi là rượu lưu ly.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nạ
- Mẹ. Theo học giả An Chi, đây là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn từ chữ 女 (nữ).
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Lào
- Một thứ đồ đong nhỏ, dùng để đong lường hàng hóa.
-
- Lấy đồng tiền làm lào
- Lấy đồng tiền làm thứ đong lường so sánh cho bất cứ thứ gì hay việc gì.
-
- Nghĩa giao hòa
- Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
-
- Hung
- Dữ, quá (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Cẳng.
-
- Xống
- Váy (từ cổ).
-
- Kẻ chợ
- Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
-
- Quản voi
- Còn gọi là quản tượng, người lo việc coi sóc và huấn luyện voi.
-
- Cồng
- Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.
-
- Vóc
- Một loại vải tơ tằm, bóng mịn, có hoa, dệt bằng sợi đồng màu, dùng làm tán thờ thần hay may y phục cho vua chúa, quan lại.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Vinh quy
- Trở về một cách vẻ vang (thường nói về người thi đỗ các khoa thi xưa kia). Từ này thường được dùng trong cụm "vinh quy bái tổ" (trở về bái lạy tổ tiên).
Chồng tôi cưỡi ngựa vinh quy
Hai bên có lính hầu đi dẹp đường.
Tôi ra đón tận gốc bàng
Chồng tôi xuống ngựa, cả làng ra xem.
(Thời trước - Nguyễn Bính)
-
- Tàn
- Cũng gọi là tán, đồ dùng có cán dài cắm vào một khung tròn bọc nhiễu hoặc vóc, xung quanh rủ dài xuống, để che cho vua quan thời xưa, hoặc dùng trong các đám rước.
-
- Hương án
- Bàn thờ, thường để bát hương và các vật thờ cúng khác.
-
- Độ
- Đậu, đỗ (cách phát âm của một số địa phương Bắc Trung Bộ).
-
- Cơm nếp độ chà
- Loại xôi làm từ nếp và đỗ xanh chà (cán) thành bột, tương tự như món xôi vò.
-
- Yên Hồ
- Một địa danh nay là xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Thời nhà Trần vùng này gọi là Bà Hồ, thời Lê gọi là Bình Hồ; theo phỏng đoán của các nhà nghiên cứu, tên Yên Hồ có lẽ có từ đời Tây Sơn.