Ngồi buồn gửi bức thư sang,
Có con rồng bạch chắn ngang giữa trời,
Vậy nên thư chẳng tới nơi,
Trong thư ai biết những lời làm sao?
Tìm kiếm "trời mưa bong bóng"
-
-
Xởi lởi trời cho, xo ro trời phạt
Dị bản
Xởi lởi, trời gửi của cho
xo ro, trời co của lại
-
Còn trời còn nước còn non
-
Trên trời biết mấy ông sao
-
Gần đất xa trời
Gần đất xa trời
-
Ai xui đất thấp trời cao
Ai xui đất thấp trời cao
Để cho tôi đứng tôi gào hết hơi
Hết hơi chẳng thấy trả lời
Thấy trong trời đất có tôi đứng gào -
Thương là thương kẻ trung người chánh
-
Trời cao cao bấy không xa
-
Ngó lên trời thấy trời cao lồng lộng
Ngó lên trời thấy trời cao lồng lộng
Ngó xuống đất thấy đất rộng thinh thinh
Phải chi anh hoá đặng hai hình
Đi qua chèo thế, để con bạn mình nghỉ tayDị bản
Ngó lên trời thấy trời cao lồng lộng
Ngó xuống đất thấy đất rộng thênh thênh
Phải chi anh hoá đặng hai hình
Để anh cấy thế cho bạn mình nghỉ ngơi
-
Ai ơi xin chớ nặng lời
-
Thương nhau từ thuở méo trời
Thương nhau từ thuở méo trời
Bây giờ méo đất phải rời nhau ra -
Mặt trời đứng bóng thì chưa
Mặt trời đứng bóng thì trưa
Còn em đứng bóng lại chưa có chồng -
Sông tròn vành vạnh, núi lạnh như tiền
-
Dù ai nói ngược nói xuôi
Dù ai nói ngược nói xuôi
Ta đây vẫn giữ đạo trời khăng khăng. -
Ngó lên lỗ miệng em cười
Ngó lên lỗ miệng em cười
Như búp hoa nở, như mặt trời mới lên. -
Cao cao, cao tít mù xanh
-
Mặt trời gõ tối cái keng
-
Lôi thôi như cá trôi lòi ruột
-
Mình như quả cà sứt tai
-
Thằng chết trôi lôi thằng chết đuối
Thằng chết trôi lôi thằng chết đuối
Chú thích
-
- Bạch
- Màu trắng (chữ Hán).
-
- Xởi lởi
- Có thái độ cởi mở, dễ tiếp xúc, hòa đồng với mọi người.
-
- Xo ro
- Có thái độ khép kín, thui thủi một mình.
-
- Ngưu Lang, Chức Nữ
- Còn có các tên chàng Ngưu ả Chức hay ông Ngâu bà Ngâu, hai nhân vật trong truyện cổ tích Ngưu Lang Chức Nữ có mặt trong văn hóa của cả Việt Nam và Trung Quốc. Trong phiên bản Việt Nam, Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, còn Chức Nữ là một tiên nữ dệt vải, vì say mê nhau nên trễ nải công việc. Ngọc Hoàng giận dữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người ở đầu kẻ ở cuối sông Ngân, và chỉ được gặp nhau mỗi năm một lần vào đêm rằm tháng Bảy âm lịch, trên một cây cầu do đàn quạ bắc nên (gọi là cầu Ô Thước). Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt, nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa, người trần gọi là mưa ngâu.
-
- Sông Mã
- Tên một con sông lớn bắt nguồn từ huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, nhưng chủ yếu chảy qua địa phận tỉnh Thanh Hóa. Sông còn có các tên gọi khác như sông Cả, sông Mạ (Mẹ), Lỗi Giang.
-
- Trối kệ
- Mặc kệ, không quan tâm đến.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cửa lạch
- Hay cửa biển, nơi sông đổ ra biển.
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thinh thinh
- Thênh thênh (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Bánh trôi nước
- Một loại bánh làm bằng bột gạo nếp, hình tròn, nhân đường phèn, trên rắc vừng hoặc sợi dừa nạo. Bánh trôi cùng với bánh chay thường được ăn trong dịp Tết Hàn thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Ở miền Nam có một món ăn tương tự là chè trôi nước (cũng gọi là chè xôi nước), nhưng nhiều nước đường hơn, có khi cho thêm nước cốt dừa.
-
- Đồng
- Hay còn gọi là đồng cân, là đơn vị đo khối lượng trước đây, tương đương với 3.78 gram. Một đồng bằng với một chỉ trong kim hoàn.
-
- Hiện tiền
- Hiện tại.
-
- Chen
- Lặn (mặt trời).
-
- Cá trôi
- Một loại cá nước ngọt thuộc họ cá chép, có thể nặng đến vài kí. Thị cá trôi ăn mát và ngọt, thường dùng nấu canh chua hoặc kho. Phần đầu là phần ngon nhất của cá trôi.
-
- Đàng Trong
- Cũng gọi là Nam Hà, một khái niệm bắt nguồn từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17, chỉ phần lãnh thổ Đại Việt từ sông Gianh trở vào Nam, do chúa Nguyễn kiểm soát. Đàng Trong chấm dứt sự tồn tại của nó trong lịch sử từ năm 1786, khi phong trào Tây Sơn lật đổ chế độ Vua Lê-Chúa Trịnh.
-
- Đàng Ngoài
- Còn có tên là Bắc Hà hoặc Đường Ngoài (ít gặp), tên gọi bắt nguồn từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18, chỉ phần lãnh thổ nước ta từ sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) trở ra Bắc, được kiểm soát bởi vua Lê - chúa Trịnh. Đến năm 1786, quân Tây Sơn tiến ra Bắc diệt Trịnh, chính thức chấm dứt chính thể Đàng Ngoài.