Về nhà rác nhảy tới tai
Có con heo nái nằm dài thở ra
Tìm kiếm "tài"
-
-
Tiu nghỉu như mèo cắt tai
Tiu nghỉu như mèo cắt tai
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Già thì già tóc già tai
Già thì già tóc già tai
Già răng già lợi, đồ chơi không già -
Khi ăn chẳng nhớ đến tai
Dị bản
Ăn thì chẳng nhớ tới ai,
Đến khi phải bỏng cứ tai mà sờ.
-
Mình như quả cà sứt tai
-
Tóc mai dài xuống mang tai
Tóc mai dài xuống mang tai
Là người khó tánh ít ai vừa lòng -
Đàn ông cao cẳng thì tài
Đàn ông cao cẳng thì tài
Đàn bà cao cẳng, lông dài quét sân -
Bánh bèo trục lúc không tai
Dị bản
Bánh bèo trục lúc không tai
Bánh in rời rạc, dện hoài không in
-
Bí đao non không ngon tại nấu
-
Còn Tây còn vạ còn tai
Còn Tây còn vạ còn tai
Giết sạch lũ mày làng nước mới yên -
Đồn đây có gái hát tài
-
Nước Nam trai sắc gái tài
-
Dù ai nói giỏi nói tài
Dù ai nói giỏi nói tài
Không đi đánh giặc cũng hoài công phu -
Phải bỏng mới mó đến tai
Phải bỏng mới mó đến tai
Thông minh chủ nghĩa coi ai ra gì -
Trâu thì kho bò thì tái
Trâu thì kho
Bò thì tái
Muống thì vừa
Cải thì nhừ -
Lương y không trổ được tài
Lương y không trổ được tài
Trăm vị thuốc tốt cũng hoài uổng thôi -
Ngồi khòm đầu gối quá tai
Ngồi khòm đầu gối quá tai
Là người cực khổ chẳng sai chút nào -
Có chồng nên bớt hoa tai
-
Con cá trê nó béo tại kì
-
Một bầy cò trắng ăn tại mé ao
Chú thích
-
- Đàng Trong
- Cũng gọi là Nam Hà, một khái niệm bắt nguồn từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17, chỉ phần lãnh thổ Đại Việt từ sông Gianh trở vào Nam, do chúa Nguyễn kiểm soát. Đàng Trong chấm dứt sự tồn tại của nó trong lịch sử từ năm 1786, khi phong trào Tây Sơn lật đổ chế độ Vua Lê-Chúa Trịnh.
-
- Đàng Ngoài
- Còn có tên là Bắc Hà hoặc Đường Ngoài (ít gặp), tên gọi bắt nguồn từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18, chỉ phần lãnh thổ nước ta từ sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) trở ra Bắc, được kiểm soát bởi vua Lê - chúa Trịnh. Đến năm 1786, quân Tây Sơn tiến ra Bắc diệt Trịnh, chính thức chấm dứt chính thể Đàng Ngoài.
-
- Bánh trôi nước
- Một loại bánh làm bằng bột gạo nếp, hình tròn, nhân đường phèn, trên rắc vừng hoặc sợi dừa nạo. Bánh trôi cùng với bánh chay thường được ăn trong dịp Tết Hàn thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Ở miền Nam có một món ăn tương tự là chè trôi nước (cũng gọi là chè xôi nước), nhưng nhiều nước đường hơn, có khi cho thêm nước cốt dừa.
-
- Bánh bèo
- Một món bánh rất phổ biến ở miền Trung và miền Nam. Bánh làm từ bột gạo, có nhân phía trên mặt bánh làm bằng tôm xay nhuyễn. Nước chấm bánh bèo làm từ nước mắm, và thường đổ trực tiếp vào bánh chứ không cần chấm. Thành phần phụ của bánh bèo thường là mỡ hành, đậu phộng rang giã nhỏ. Tuỳ theo địa phương, có những cách thêm bớt khác nhau cho món bánh này, ví dụ ở Sài Gòn thường bỏ đậu xanh, đồ chua, lại cho ăn kèm bánh đúc, bánh ít, bánh bột lọc...
-
- Trục lúc
- Tròn xoay, không có góc cạnh gì (phương ngữ).
-
- Bánh in
- Một loại bánh có xuất xứ từ Huế, được làm từ bột năng, bột nếp, đậu xanh, đường, các nguyên liệu khác và được ép, đức thành khuôn mặt đáy của bánh thường khắc các hình chữ Phúc, Lộc, Thọ hoặc các hình trang trí khác và gói trong giấy bóng kính ngũ sắc. Đây là loại bánh để dùng trong ngày Tết, phục vụ việc thờ cúng và đãi khách.
-
- Dện
- Nện, lèn cho chặt (phương ngữ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhì Bánh (Bánh Hai).
-
- Bí đao
- Còn gọi là bí trắng, là một cây họ dây leo, trái được xào, nấu phổ biến ở mọi miền nước ta. Ngoài ra, hạt và quả còn được dùng trong các bài thuốc dân gian.
-
- Mai dong
- Người làm mai, được xem là dẫn (dong) mối để trai gái đến với nhau trong việc hôn nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Châu Thị Tế
- (1766-1826) Có sách chép Châu Thị Vĩnh Tế, vợ chính của Thoại Ngọc Hầu. Quê bà ở làng Quới Thiện, nằm trên Cù Lao Dài trên sông Cổ Chiên. Khi gia đình Nguyễn Văn Thoại chạy loạn vào Nam, định cư ở Cù Lao Dài, quen biết và hỏi cưới bà năm 1788. Bà nổi tiếng là người vợ hiền đức, tận tụy, đảm đang, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp của chồng. Trong công cuộc khai phá bờ cõi, xây đường, đặc biệt là công trình đào kênh nối liền Châu Đốc - Hà Tiên, bà cũng góp sức lớn trong việc đôn đốc, quản lí. Để ghi công trạng, vua Minh Mạng đã lấy tên bà đặt cho công trình, nay là kênh Vĩnh Tế. Bà được chôn cất trong lăng mộ của Thoại Ngọc Hầu tại Núi Sam, Châu Đốc, cũng gọi là Vĩnh Tế Sơn.
-
- Khăn xéo
- Một loại khăn bịt đầu ngày xưa, vừa để che mưa nắng vừa có thể làm tay nải để đựng đồ đạc khi cần. Cũng gọi là khăn chéo.
-
- Hạnh
- Trong ca dao, chữ hạnh ghép với các danh từ khác (như buồm hạnh, buồng hạnh, phòng hạnh, vườn hạnh, ...) thường dùng để chỉ những vật thuộc về người phụ nữ, trong các ngữ cảnh nói về sự hi sinh, lòng chung thủy, hay những phẩm hạnh tốt nói chung của người phụ nữ. Có thể hiểu cách dùng như trên bắt nguồn từ ý nghĩa chung của từ hạnh là nết tốt.
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Kì
- Sống lưng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).