Ngó lên đám đất thổ
Thấy bầy chim đỗ
Một con mổ
Chín mười con bay
Em thương anh từ chín tháng nay
Còn ba tháng nữa thì đầy một năm
Buồn sao buồn tối buồn tăm
Buồn ăn không đặng, buồn nằm không yên
Ví dù cha dứt mẹ riềng
Khổ em em chịu, em cũng nguyền theo anh.
Tìm kiếm "tháng ba"
-
-
Nước Lại Giang mênh mang mùa nắng
-
Chàng đừng có lóng trong gạn đục
-
Tôi ở Cao Lãnh, tôi nghèo quá xá
Tôi ở Cao Lãnh, tôi nghèo quá xá
Tôi chèo vô Cà Mau, Rạch Giá
Tôi mua ít giạ khoai lang
Tôi bán một giạ lời được một cắc
Tôi trở về thấy anh ngồi sòng tứ sắc
Thời tôi kể chắc ảnh thua rồi
Trời ơi, nhà nghèo con dăm bảy đứa
Gạo tôi kiếm từng nồi anh có biết không?Dị bản
-
Bởi anh chăm việc canh nông
Bởi anh chăm việc canh nông
Cho nên mới có bồ trong bịch ngoài
Ngày mùa tưới đậu trồng khoai
Ngày ba tháng tám mới ngồi mà ăn -
Cắc bụp! Cắc bụp! Xòa!
Cắc bụp! Cắc bụp! Xòa!
Ba thằng giặc Pháp bắt gà, bắt heo
Cắc bụp! Cắc bụp! Xèo!
Ba thằng giặc Pháp bắt heo bắt gà -
Con gà mái nó nhảy ổ nó kêu rằng
-
Vè mắm cáy Láng Ngạn
-
Mười giờ quan đã ăn xong
Mười giờ quan đã ăn xong
Cậu bồi cậu bếp đi rong phố phường
Hầu bao rủng rỉnh bạc vàng
Đồng hồ quả quýt, nhẫn vàng đeo tay
Lược ngà, khăn nhiễu, giày Tây
Che ô lục soạn, thắt dây lưng điều
Các cô trông thấy mĩ miều
Ngỡ được chúng thấy, chạy theo chuyện trò
Chuyện rồi chuyện nhỏ chuyện to
Đến tháng lĩnh bạc, cậu cho mấy hào -
Canh nông, sớm tối ngoài đồng
Canh nông, sớm tối ngoài đồng
Suốt ngày cặm cụi, chổng mông lên trời
Bữa ăn như bữa vét nồi
Đói cào đói rã, mồ hôi ướt đầm
Sống gì sống tối sống tăm
Khổ ngày khổ tháng khổ năm khổ đời
Bắc thang lên hỏi Phật Trời
Cớ sao lại để kiếp người đắng cay -
Thấy anh áo lượt xênh xang
Thấy anh áo lượt xênh xang
Đồng hồ quả quít, nhẫn vàng đeo tay
Cái ô lục soạn cầm tay
Cái khăn xếp nếp, cái dây lưng điều
Các cô trông thấy mĩ miều
Chạy theo thỏ thẻ những điều nhỏ to
Thôi đừng chuyện nhỏ chuyện to
Đến tháng lĩnh bạc anh cho vài đồng
Mồ cha những đứa nói không
Đến tháng lĩnh bạc một đồng chẳng cho -
Vè lính mộ
Tai nghe nhà nước mộ dân,
những lo những sợ chín mười phần em ôi.
Anh đi ra mặt biển chưn trời,
ơn cha nghĩa mẹ hai nơi chưa đền.
Dầu mà ông Tây bắt làm phên,
nhất thắng nhì bại, không quên cái nghĩa sinh thành.
Xót em vò võ một mình,
anh đi ra biển thẳm non xanh tư bề.
Vai mang khẩu súng lưng dắt lưỡi lê,
thôi thiếp bồng con dại lui về mần ăn.
Ví dầu anh có mần răng,
nơi mô xứng gió vừa trăng em đành.
Phận chàng vạn tử nhứt sanh,
trên thời mây đen kịt, dưới nước xanh dờn dờn.
Tư bề sóng bể như sơn,
đau lòng xót dạ nhiều cơn lắm bớ nàng.
Trăm lạy ông trời đặng chữ bình an,
đóng lon chức Đội về làng hiển vinh.
Làm thịt con heo quy tế tại đình,
rượu chè chàng đãi dân tình một diên.
Tay bắt tay miệng lại hỏi liền:
anh đi ra mấy tháng em có phiền hay không.
Bảy giờ mai bước xuống tàu đồng,
tối tăm mù mịt như rồng với mây.
Hai bên những lính cùng Tây,
quân gia kéo tới chở đầy tàu binh… -
Làng ta phong cảnh hữu tình
Làng ta phong cảnh hữu tình
Dân cư giang khúc như hình con long
Nhờ trời hạ kế sang đông,
Làm nghề cày cấy, vun trồng tốt tươi
Vụ năm cho đến vụ mười
Trong làng già trẻ gái trai đua nghề
Mặt trời lặn mới ra về
Ngày ngày, tháng tháng, nghiệp nghề truân chuyên
Dưới dân họ, trên quan viên
Công bình giữ mực cầm quyền thẳng ngay
Bây giờ gặp hội chẳng may
Khi thời hạn hán, khi hay mưa dầm
Khi thời gió bão ầm ầm
Đồng điền thóc lúa mười phần được ba
Lấy gì cung ứng can qua
Lấy gì lo việc trong nhà cho đương
Lấy gì sưu thuế phép thường
Lấy gì hỗ trợ cho đường làm ăn
Trời làm khổ cực hại dân
Vì mùa mất mát trăm phần lao đao -
Cô gái Sơn Tây, yếm thủng tày giần
Cô gái Sơn Tây, yếm thủng tày giần
Răng đen hạt nhót, chân đi cù nèo
Tóc rễ tre cô chải lược bồ cào
Xù xì da cóc, hắc lào tứ tung
Trên đầu chấy rận như sung
Rốn lồi quả quít, má hồng trôn niêu
Cô tưởng mình cô ái ố mỹ miều
Chồng con chả lấy, để liều thân ru
Hai nách cô thơm như ổ chuột chù
Mắt như gián nhấm, lại gù lưng tôm
Trứng rận bằng quả nhãn lồng
Miệng cười tủm tỉm như sông Ngân Hà … -
Vè Tà Lơn
Xứ hiểm địa chim kêu vượn hú
Dế ngâm sầu nhiều nỗi đa đoan
Ngó dưới sông thấy cá mập lội nghinh ngang
Nhìn dưới suối thấy sấu nằm hơn trăm khúc
Con tới đây là nguồn cao nước đục
Loài thú cầm nhiều thứ gớm ghê
Gấu chằn tinh lai vãng dựa bên hè
Còn gấu ngựa tới lui khít vách
Ra một đỗi xa ngoài mé rạch
Thấy beo nằm đếm biết mấy ngàn
Ngó lên bờ thấy cọp dọc ngang
Lần tay tính biết bao nhiêu chục
Bầy chồn cáo đua nhau lúc nhúc
Lũ heo rừng trừng giỡn bất loạn thiên … -
Ba chục mà nhốt một lồng
-
Bảy làng Cà, ba làng Hóp, không bằng cái chóp làng Cổ Gia
Dị bản
Bảy làng Cà, ba làng Hóp,
Không bằng thằng Chóp Cổ Gia
-
Ngày xửa ngày xưa
Dị bản
Ngày xửa ngày xưa
Có con mẹ bán dưa
Mẻ ngồi mẻ địt
Có thằng cha bán thịt
Chả ngồi chả nghe
Có chị chèo ghe
Chỉ ngồi chỉ hửi
Có mẹ bán bưởi
Mẻ ngồi mẻ la
-
Chát xình xình
Chát xình xình
Bố thằng Bình
Đi Liên Xô
Quay xổ số
Được nghìn hai
Mua cái đài
Còn nghìn mốt
Mua xắc-cốt
Còn năm trăm
Mua dao găm
Còn năm chục
Mua súng lục
Còn năm hào
Mua cào cào
Về nhắm rượu
Còn năm xu
Mua cu cu
Về nấu cháo
Chát xình xìnhDị bản
Thằng cu Tí
Đi chăn trâu
Trâu ở đâu
Nó không biết
Bố nó đánh
Mẹ nó can
Ông công an
Đến giải quyết
Tôi không biết
Chuyện gia đình
Chát xình xình
Bác thằng Bình
Đi Liên Xô
Trúng xổ số
Được năm nghìn
Mua quả mìn
Còn năm trăm
Mua dao găm
Còn năm chục
Mua cái đục
Còn năm xu
Mua con cu
Về nhắm rượu
Mua củ kiệu
Về ăn cơm
Mua bó rơm
Về đốt đít
Mua dao nhíp
Về cạo lông
Mua chăn bông
Về cưới vợ.
-
Bò đẻ tháng năm nỏ bằm thì thui
Chú thích
-
- Đất thổ
- Đất để ở.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Riềng
- La rầy (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Sông Lại Giang
- Tên dòng sông lớn thứ hai của tỉnh Bình Định, được hình thành từ sự hợp nhất của hai dòng sông là An Lão và Kim Sơn. Sông Lại Giang chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và đổ ra biển Đông qua cửa An Dũ.
-
- Sông Côn
- Còn gọi là sông Kôn hoặc sông Kone, dòng sông lớn nhất của tỉnh Bình Định, đổ ra vịnh Quy Nhơn và đầm Thị Nại.
-
- Lắng
- Để yên cho cấn, bã chìm xuống đáy. Cũng gọi là lóng.
-
- Giao tình
- Kết bạn, gắn bó với nhau (từ cũ, nay ít dùng).
-
- Cao Lãnh
- Thành phố đồng thời là tỉnh lị của tỉnh Đồng Tháp. Cao Lãnh cũng là tên một huyện của tỉnh Đồng Tháp, cách thành phố Cao Lãnh 8 km về hướng Đông-Nam.
-
- Cà Mau
- Tỉnh ven biển ở cực Nam nước ta, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên 300 năm. Tên gọi Cà Mau có gốc từ tiếng Khmer “Tưk Kha-mau” có nghĩa là nước đen - màu nước đặc trưng ở đây là màu đen do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh rụng xuống. Cà Mau là xứ đầm lầy ngập nước, có nhiều bụi lác mọc tự nhiên và hoang dã, hệ thống sông ngòi chằng chịt, và có nguồn dự trữ sinh thái phong phú.
-
- Rạch Giá
- Địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang. Có ý kiến cho rằng tên "Rạch Giá" có nguồn gốc từ việc vùng đất này có rất nhiều cây giá mọc hai bên bờ rạch. Vào thời vua Gia Long, Rạch Giá là một vùng đất chưa khai khẩn, còn hoang vu, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Khmer. Dưới thời kháng chiến chống Pháp, Rạch Giá là căn cứ địa của người anh hùng Nguyễn Trung Trực. Thành phố Rạch Giá ngày nay có nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không nhằm kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á.
-
- Giạ
- Đồ đong lúa đan bằng tre (có chỗ ghép bằng gỗ), giống cái thúng sâu lòng, thường đựng từ 10 ô trở lại, thường thấy ở miền Trung và Nam (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của). Một giạ ta tùy địa phương lại có giá trị khác nhau, từ 32 cho tới 45 lít, giạ tây (thời Pháp đô hộ) chứa 40 lít. Đến giữa thế kỉ 20 xuất hiện loại giạ thùng được gò bằng tôn, chứa 40 lít.
-
- Tứ sắc
- Tên một trò chơi bài lá phổ biến ở Trung và Nam Bộ. Bộ bài tứ sắc có 28 lá khác nhau, chia thành 4 màu (đỏ, vàng, xanh, trắng) và 7 cấp bậc: Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã, Tốt.
-
- Trà Vinh
- Tên một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long, có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer: chữ viết, lễ hội, đền chùa... Tại đây cũng có nhiều đặc sản như cốm dẹp trộn dừa kiểu Khmer; các món đuông như đuông chà là, đuông đất và đuông dừa; mắm rươi; rượu Xuân Thạnh, bánh tét, bánh tráng ba xe, mắm kho, bún nước lèo...
-
- Trà Bang
- Một địa danh nay thuộc huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Mai Hồ
- Tên một làng nay thuộc thị trấn Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Trong làng có bàu Mai, tên Hán Việt cũng là Mai Hồ.
-
- Cổ Đạm
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là vùng đất nổi tiếng về truyền thống lịch sử và văn hoá với “nôi” ca trù Cổ Đạm, nghề làm gốm cổ truyền (nồi đất Cổ Đạm) và nhiều di tích lịch sử - văn hoá như Đình Hoa Vân Hải, đền Phan Tôn Chu, Đền Nguyễn Xí, Đền Cửa Bà, Chùa Bến, Đền Tống...
-
- Bầy tui
- Chúng tôi, bọn tôi (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Nạm
- Nắm, nhúm (nạm tóc, nạm gạo...).
-
- Mắm cáy
- Mắm làm từ con cáy, loại cua nhỏ, sống ở nước lợ, chân có lông. Mắm cáy được xem là mắm bình dân, thuộc hạng xoàng trong các loại mắm ở vùng biển, thường chỉ dùng để ăn với rau muống, dưa, cà.
-
- Bồi
- Người hầu hạ, giúp việc, thường là nam giới nhỏ tuổi. Từ này có gốc là phiên âm của từ tiếng Anh boy.
Biết thân, thuở trước đi làm quách,
Chẳng kí, không thông, cũng cậu bồi!
(Than nghèo - Tú Xương)
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Lục soạn
- Thứ lụa mỏng, trơn, xưa hay dùng.
Quanh năm phong vận, áo hàng tầu, khăn nhiễu tím, ô lục soạn xanh
Ra phố nghênh ngang, quần tố nữ, bít tất tơ, giày Gia Định bóng
(Phú hỏng khoa Canh Tý - Tú Xương)
-
- Lượt
- Một loại vải dệt thưa từ tơ tằm, mượt, rất mịn và mềm, thường nhuộm đen để may khăn hay may áo.
-
- Đồng hồ quả quýt
- Loại đồng hồ bỏ túi, có hình dáng tròn, nhỏ gọn trong lòng bàn tay, thường có dây xích nhỏ để móc vào ve áo hay lưng quần phòng mất cắp. Đồng hồ quả quýt được chế tạo từ thế kỉ 16, phổ biến cho đến cuối thế chiến thứ nhất, khi đồng hồ đeo tay ra đời.
-
- Nói không
- Khoác lác, nói mà không làm, nói cho có.
-
- Lính mộ
- Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.
-
- Phên
- Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.
-
- Mần răng
- Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Vạn tử nhất sinh
- Vạn phần chết, một phần sống (thành ngữ Hán Việt).
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Quy tế
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Quy tế, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Diên
- Tiệc rượu (từ Hán Việt).
-
- Giang khúc
- Khúc sông quanh co.
-
- Con long
- Con rồng.
-
- Vụ năm
- Vụ lúa chiêm, gieo cấy vào cuối tháng mười âm lịch, thu hoạch vào đầu tháng năm âm lịch.
-
- Vụ mười
- Vụ lúa mùa, gieo cấy vào cuối tháng năm âm lịch, thu hoạch vào đầu tháng mười âm lịch.
-
- Truân chuyên
- Vất vả. Từ này có gốc từ từ Hán Việt truân chiên 迍邅 nghĩa là "Vướng víu, chật vật không bước lên được" (theo Thiều Chửu).
-
- Dân họ
- Dân chúng.
-
- Quan viên
- Chỉ chung những người có địa vị hoặc chức vụ trong làng xã.
-
- Mực
- Mẫu mực, khuôn phép.
-
- Hội
- Lúc.
-
- Đồng điền
- Đồng ruộng.
-
- Can qua
- Can 干 chữ Hán nghĩa là cái mộc để đỡ. Qua 戈 là cây mác, một loại binh khí ngày xưa. Can qua chỉ việc chiến tranh.
-
- Đương
- Trọn vẹn, đầy đủ.
-
- Sưu thuế
- Sưu (hay xâu) là số ngày người dân phải tham gia lao động công ích, nhưng cho phép nộp bằng tiền để thuê người làm thay; thuế là số tiền (hoặc hiện vật) người dân phải nộp cho chính quyền.
-
- Phép thường
- Quy định thông thường.
-
- Hỗ trợ
- Giúp đỡ lẫn nhau. Từ Hán Việt này được cấu thành từ hai chữ hỗ (lẫn nhau) và trợ (giúp đỡ). Hiện nay hỗ trợ thường được dùng với nghĩa "giúp đỡ" từ một phía (ví dụ: hỗ trợ học sinh học tập). Đây là một cách dùng sai.
-
- Lao đao
- Vất vả khó khăn từ nhiều phía.
-
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Giần
- Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó
(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
-
- Nhót
- Một loại cây rất quen thuộc ở các vùng quê miền Bắc, thường được trồng lấy quả. Quả nhót hình trứng, khi chín có màu đỏ, có vị chua hoặc ngọt, dùng để nấu canh. Rễ, thân, lá còn được dùng làm thuốc.
-
- Cù nèo
- Gậy dài thường làm bằng tre, có móc hoặc mấu ở đầu để hái trái cây. Có vùng gọi là cây cù quèo.
-
- Bồ cào
- Đồ vật nhà nông có cán dài (thường bằng tre), một đầu có nhiều răng thưa, dùng để làm tơi đất, dọn cỏ, hoặc cào phơi nông sản. Động tác sử dụng bồ cào gọi là cào.
-
- Hắc lào
- Một loại bệnh ngoài da do nấm. Dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh là ngứa, nổi mẩn đỏ, có mụn nước, vùng có nấm thường tròn như đồng tiền; vùng da bị tổn thương ngứa ngáy rất khó chịu.
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Ru
- Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
-
- Chuột chù
- Một giống chuột ăn thịt, thức ăn chủ yếu là côn trùng, chim non, ếch, chuột nhắt... Chuột chù có mùi rất hôi.
-
- Nhấm
- Gặm (thường dùng cho các loại sâu bọ, chuột, gián...)
-
- Nhãn lồng
- Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.
-
- Ngân Hà
- Tên gọi của thiên hà bao gồm Trái Đất của chúng ta. Trên bầu trời đêm, Ngân Hà trông như một dải sáng trắng vắt ngang bầu trời, nên được hình tượng hóa thành một dòng sông trên thượng giới. Trong thần thoại Trung Quốc, Ngưu Lang và Chức Nữ bị sông Ngân Hà chia cách, nên sông Ngân còn tượng trưng cho sự ngăn cách lứa đôi.
-
- Hiểm địa
- Vùng đất hiểm trở, đi lại khó khăn (từ Hán Việt).
-
- Đa đoan
- Lắm mối, lắm chuyện lôi thôi, rắc rối.
Cơ trời dâu bể đa đoan,
Một nhà để chị riêng oan một mình
(Truyện Kiều)
-
- Nghinh ngang
- Nghênh ngang.
-
- Cá sấu
- Một loài bò sát ăn thịt, thường sống ở môi trường nước như đầm lầy, sông suối, có bộ hàm rất khỏe. Chữ sấu trong cá sấu bắt nguồn từ phiên âm tiếng Trung 兽 (shou) có nghĩa là "thú." Người Trung Quốc xưa gọi như vậy vì nó vừa sống dưới nước như cá vừa có nanh vuốt giống thú.
-
- Gấu ngựa
- Một loài gấu lớn có tai lớn, toàn thân lông đen, dài, thô, có yếm hình chữ V ở ngực màu kem hoặc trắng mờ, leo trèo giỏi, kiếm ăn chủ yếu vào ban đêm. Gấu ngựa ăn tạp, từ quả chín, mầm cây, mật ong tới các loài cá và chim thú nhỏ. Hiện gấu ngựa được xếp vào một trong số các động vật đang bị đe dọa.
-
- Rạch
- Sông nhỏ chảy ra sông lớn.
-
- Báo đen
- Còn gọi là beo, là một dạng biến dị di truyền xảy ra đối với một vài loài mèo lớn, có màu đen do mang đột biến gen liên quan đến quá trình chuyển hóa melanin. Biến dị này có thể đem lại một vài ưu thế chọn lọc giúp báo đen dễ sinh sống trong những khu vực có mật độ rừng dày dặc, mức chiếu sáng rất thấp. Báo đen không được xem là một loài riêng vì không có sự cách ly giao phối với các nhóm khác. Biến dị này phổ biến ở báo đốm Mỹ và báo hoa mai. Ở nước ta ghi nhận có 3 loại báo là báo hoa mai, báo gấm, và báo lửa.
-
- Hổ
- Còn gọi là cọp, hùm, dân gian còn gọi là ông ba mươi hay chúa sơn lâm, một loài động vật có vú, ăn thịt sống, có tuổi thọ khoảng 20 năm. Phần lớn các loài hổ sống trong rừng và đồng cỏ, kém leo trèo nhưng đa số bơi lội giỏi, hay đi săn đơn lẻ. Thức ăn của chúng chủ yếu là các động vật ăn cỏ cỡ trung bình như hươu, nai, lợn rừng, trâu, v.v., ngoài ra chúng cũng săn bắt và ăn thịt các loại mồi to hay nhỏ hơn nếu cần. Một con hổ trung bình có thể ăn tới 27 kg một ngày và có thể nhịn ăn khoảng 2 hoặc 3 ngày.
Loài hổ thường thấy ở Việt Nam là hổ Đông Dương. Tuy nhiên, ở nước ta, gần 3/4 lượng hổ đã bị giết. Năm 2010, số lượng hổ ở Việt Nam chỉ còn vỏn vẹn 30 con. Hổ thường bị săn bắt để lấy da, xương, hay các bộ phận khác. Nạn săn bắt, buôn bán hổ khiến số lượng loài động vật quý hiếm này giảm 95% so với đầu thế kỷ 20. Ngày nay trên thế giới chỉ còn khoảng 5.000 - 7.000 cá thể hổ hoang dã, trong đó có khoảng 200 ở Việt Nam và 1.500 ở Ấn Độ. Loài hổ đã được đưa vào danh sách các loài đang gặp nguy hiểm.
-
- Cáo
- Loài thú ăn thịt thuộc họ chó, cỡ trung bình, ăn các loài lợn rừng nhỏ, nai, hoẵng và các loài chim thú khác. Cáo thường sống thành đàn lớn, có thể lớn tới 15 - 20 con, ở các kiểu rừng khác nhau, từ rừng già, rừng tái sinh, đến rừng hỗn giao tre nứa. Đây là loài rất hiếm, hiện đang suy giảm, có nguy cơ tuyệt chủng. Ở nước ta, chúng thường phân bố ở các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn.
-
- Lợn rừng
- Cũng gọi là lợn lòi, loài lợn được xem là thủy tổ của lợn nhà. Lợn rừng nặng 40-200 kg, lông thô cứng màu đen xám, thường có răng nanh to dài chìa ra ngoài mõm, sống thành đàn 5-20 con trong rừng hoặc ven các nương rẫy, kiếm ăn đêm , ngày nghỉ trong các bụi rậm, thích đằm mình trong vũng nước. Lợn rừng ăn tạp gồm các loại củ, quả giàu tinh bột, các loại quả cây rừng, măng tre nứa, chuối và nhiều động vật nhỏ như nhái, ngoé, giun đất, ong...
Tại nước ta, lợn rừng có mặt khắp các tỉnh miền núi và trung du.
-
- Bất loạn thiên
- Cũng nói là bắt loạn thiên hoặc nói tắt là bắt loạn, cách nói mô tả mức độ rất nhiều của người Nam Bộ.
-
- Làng Cà
- Tên chữ là Gia Hòa, nay là thôn Gia Hòa thuộc xã Nam Cường, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
-
- Làng Hóp
- Tên Nôm của làng Báo Đáp, nay thuộc địa phận xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Làng có nghề truyền thống là làm đèn trung thu và hoa vải lụa.
-
- Cổ Gia
- Một làng nay là thôn Cổ Gia, xã Nam Hùng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
-
- Về câu ca dao này (cùng với dị bản) có hai cách giải thích:
- Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh thì "Làng Cà tức Gia Hoà ở Nam Trực, làng Hóp tức Báo Đáp ở Thượng Nguyên, Cổ Gia đồng đất rộng rãi."
- Năm Kỷ Mùi 1739, dân ba làng Hóp hợp binh với bảy làng Cà, dựng cờ khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Vũ Đình Dung và Đoàn Danh Chấn. Cuộc khởi nghĩa sau thất bại do sự phản bội của một nghĩa quân tên là Chóp, người làng Cổ Gia.
-
- Mủ
- Mụ ấy.
-
- Địt
- Đánh rắm (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Xắc cốt
- Cái túi đeo, đọc theo từ "Sacoche" tiếng Pháp, thường làm bằng da, có khóa bấm. Cán bộ miền Bắc trước đây thường mang loại túi này.
-
- Hào
- Một trong các đơn vị tiền tệ (hào, xu, chinh, cắc) bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ thời Pháp thuộc. Mười xu bằng một hào, mười hào bằng một đồng.
-
- Cu cu
- Chim bồ câu (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Củ kiệu
- Còn được gọi là hành tàu, hẹ tàu, một loài cây thuộc họ Hành, củ màu trắng, lá bọng. Củ kiệu muối là món ăn quen thuộc của dân ta, nhất là vào những ngày Tết (còn gọi là dưa kiệu). Củ kiệu cũng là vị thuốc Đông y giúp làm ấm bụng, bổ thận khí, lợi tiểu...
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bò đẻ tháng năm nỏ bằm thì thui
- Tháng năm là tháng nóng nhất trong mùa hè, bò đẻ vào tháng này do nóng mà hay bị khát sữa, bê không có sữa bú thường dễ chết.