Thương cho roi cho vọt,
Ghét cho ngọt cho bùi
Tìm kiếm "bụi"
-
-
Một thuyền một bến một dây
Một thuyền một bến một dây
Ngọt bùi ta hưởng đắng cay chịu cùng -
Xuýt chó bụi rậm
-
Tháng tám đâm chèo vô bụi
-
Văn chương họ Phí, lí sự họ Bùi
-
Chuột chê xó bếp chẳng ăn
Chuột chê xó bếp chẳng ăn
Chó chê nhà dột ra lần bụi tre. -
Kiến bất thủ như tầm thiên lí
Kiến bất thủ nhi tầm thiên lí
Thương không thương tự ý của mình
Đừng như Bùi Kiệm ép tình Nguyệt NgaDị bản
-
Trăng rằm đã tỏ lại tròn
-
Ngó lên ngó xuống thì vui
Dị bản
Ngó đây ngó đó thì vui
Ngó về quê mẹ, bùi ngùi nhớ thươngNgó đây ngó đó thì vui
Ngó về xóm cũ ngùi ngùi nhớ em
-
Dao vàng liếc cạnh bình vôi
Dao vàng liếc cạnh bình vôi
Chàng về chuộc lấy thân tôi, kẻo hoài
Tôi còn mắc bối chông gai
Liệu chàng có gỡ ra ngoài được chăng?Dị bản
Dao vàng liếc miệng bình vôi
Anh ơi chuộc lấy thân tôi kẻo già
Anh mà chuộc được tôi ra
Thì tôi coi cửa, giữ nhà cho anh
-
Thân em như củ ấu gai
-
Nước trong pha lấy chè tàu
-
Tay cầm tấm mía con dao
-
Sống mặc vải bùi chết vùi vàng tâm
-
Con cá lí ngư cũng như thân thiếp
-
Trót lời hẹn với nước non
-
Bụi tre lúp xúp, bụi trảy lùm xùm
-
Bụi cỏ le the, bụi tre lúp xúp
-
Bụi dâu khum cây chùm gởi đóng
-
Bụi tre gián nhện tối hù
Chú thích
-
- Xuýt chó bụi rậm
- Xúi giục người khác (thường là ngu dốt) lao vào nơi nguy hiểm.
-
- Tháng tám đâm chèo vô bụi
- Tháng tám nhiều mưa bão nên ngư dân nghỉ đi biển.
-
- Văn chương họ Phí, lí sự họ Bùi
- Câu nói lưu truyền ở làng Hoàng Xá, xã Quyết Thắng (tên cũ Thanh Hà) thuộc huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
-
- Kiến bất thủ nhi tầm thiên lí
- Ở ngay trước mắt mà không giữ lấy, cứ mải đi tìm ở chốn xa xôi.
-
- Bùi Kiệm
- Tên một nhân vật phản diện trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Y và Trịnh Hâm là bạn đồng hành của Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực và Hớn Minh khi lên kinh ứng thí, nhưng rất ghen ghét và đố kị tài năng của Lục Vân Tiên. Sau này, Trịnh Hâm lừa đẩy Lục Vân Tiên xuống sông, còn Bùi Kiệm thì ép Kiều Nguyệt Nga phải lấy mình. Về cuối truyện, Lục Vân Tiên thành trạng nguyên, Hớn Minh đòi giết Trịnh Hâm và Bùi Kiệm, nhưng Vân Tiên truyền thả, đuổi về quê.
Trịnh Hâm khỏi giết rất vui,
Vội vàng cúi lạy chân lui ra về.
Còn người Bùi Kiệm máu dê,
Ngồi chai bề mặt như sề thịt trâu.
-
- Kiều Nguyệt Nga
- Tên nhât vật nữ chính trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga là một người con gái xinh đẹp, đức hạnh, được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai. Nghe tin Vân Tiên chết, nàng đã ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng được Phật Bà đưa dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Kiệm ép nàng lấy hắn. Nàng trốn đi, nương tựa nhà một bà lão dệt vải. Sau này khi Vân Tiên dẹp giặc Ô Qua, đi lạc vào rừng đã gặp lại Nguyệt Nga, hai người sống sum vầy hạnh phúc.
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.
-
- Hữu ý
- Có ý, có tình (từ Hán Việt).
-
- Củ lang
- Củ khoai lang.
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bùi ngùi
- Cảm giác buồn đến như muốn khóc vì thương cảm, nhớ tiếc.
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Bối
- Những sợi dây quấn buộc với nhau. Cũng có khi nói là búi, bới.
-
- Chè tàu
- Chè sản xuất từ búp chè không ủ lên men, cánh nhỏ, nước xanh, có hương thơm. Chè có tên như vậy vì nguyên sản xuất ở Trung Quốc.
-
- Văn Phú
- Một làng chài ven sông Gianh, thuộc xã Quảng Văn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
-
- Bui
- Vui (phương ngữ Quảng Bình).
-
- Chuồn chuồn
- Tên chung của một bộ côn trùng gồm hơn 4500 loài, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, hai bên có cánh mỏng, dài, mỏng và gần như trong suốt. Trẻ em ở thôn quê thường bắt chuồn chuồn chơi.
-
- Tơ vương
- Tơ bị dính vào nhau; thường được dùng trong văn chương để ví tình cảm yêu đương vương vấn, khó dứt bỏ.
-
- Vải bùi
- Loại vải được dệt ở làng Phượng Lịch (tên Nôm là Kẻ Trạch, nay là xóm 3, xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An).
-
- Vàng tâm
- Còn gọi là cây mỡ, một loại cây thuộc họ Mộc lan, cho gỗ tốt, thơm, khó mối mọt, không nứt nẻ hoặc biến dạng khi khô, được dùng làm đồ nội thất, mỹ nghệ, đóng quan tài.
-
- Cá chép
- Tên Hán Việt là lí ngư, một loại cá nước ngọt rất phổ biến ở nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, cá chép còn được nhắc đến trong sự tích "cá chép vượt vũ môn hóa rồng" của văn hóa dân gian, đồng thời tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, công danh.
Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.
-
- Hồng trần
- Bụi hồng (từ cũ, văn chương). Tự điển Thiều Chửu giảng: Sắc hồng là mầu đỏ tươi hơn các sắc đỏ khác, cho nên gọi các kẻ được yêu dấu vẻ vang là hồng. Chốn bụi hồng là chỉ các nơi đô hội.
Đùng đùng gió giật mây vần
Một xe trong cõi hồng trần như bay
(Truyện Kiều)
-
- Kíp
- Gấp, vội. Từ này có nguồn gốc từ chữ Hán Việt cấp.
-
- Trảy
- Loại cây thuộc họ tre trúc, thân thẳng, không có gai.
-
- Bông
- Hoa tai (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Thường đi chung với "đôi" thành "đôi bông."
-
- Tầm gửi
- Còn gọi là chùm gửi, là tên gọi chung của một họ thực vật sống bán kí sinh trên những cây khác. Có khoảng 1300 loại tầm gửi, vài loại trong số đó có tác dụng chữa bệnh.
-
- Võng dù
- Ngày xưa những nhà giàu sang quyền quý mới được đi võng dù. "Võng dù" cũng dùng để chỉ cảnh vinh sang phú quý.
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Thì
- Thời, lúc.
-
- Gián nhện
- Lưới nhện (phương ngữ).