Nhà em có bụi mía mưng
Có con chó dữ anh đừng vô ra
Chó nhà em hay bắt vịt bắt gà
Bốn cái cẳng nó nhảy qua nhảy về
Tìm kiếm "bụi"
-
-
Cò vàng ẩn bụi lá xanh
Cò vàng ẩn bụi lá xanh
Cò đương chờ cá, như anh chờ nàng -
Tóc dài những búi mà trưa
Tóc dài những búi mà trưa
Ham chi người đẹp mà thưa việc làm -
Xe ngựa lướt bụi tuôn bờ
-
Trời mưa ướt bụi ướt bờ
Trời mưa ướt bụi ướt bờ
Ướt cây ướt lá ai ngờ ướt emDị bản
Mưa sa ướt bụi ướt bờ
Ướt em em chịu, ai ngờ ướt anhMưa sa ướt bụi ướt bờ
Ướt cây ướt lá, ai ngờ ướt anh
-
Thân em ở bụi ở bờ
-
Đầu làng có bụi chuối khô
-
Nhà kia có bụi dành dành,
-
Ăn bờ ở bụi
Ăn bờ ở bụi
-
Con cò núp bụi lá chanh
Con cò núp bụi lá chanh
Nó chờ con cá như anh chờ nàng -
Cóc hủi núp bụi tre còi
-
Con chim chuyền bụi sậy, con cá quậy bụi tùng
-
Con cò lấp ló bụi tre
Con cò lấp ló bụi tre
Sao cò lại muốn lăm le vợ người
Vào đây ta hát đôi lời
Để cho cò hiểu sự đời ở ăn
Sự đời cò lấy làm răn
Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời -
Ăn chanh nhớ tỏi bùi ngùi
Ăn chanh nhớ tỏi bùi ngùi
Ngồi trong liếp hẹ nhớ mùi rau răm
Hỡi người bạn cũ quanh năm
Quay tơ có nhớ mối tằm xa xưa?Dị bản
Ăn tiêu nhớ tỏi bùi ngùi
Ngồi bên đám hẹ nhớ mùi rau răm
Hỡi người quân tử trăm năm
Quay tơ có nhớ mối tằm hay không?
-
Con cò nó đứng bụi lúa xanh
Con cò nó đứng bụi lúa xanh
Nó chờ con cá như anh chờ nàng
Con cò nó đứng bụi lúa vàng
Nó chờ con cá như nàng chờ anhDị bản
Con cò núp bụi lúa xanh
Chờ con cá đến như anh chờ nàng
Con cò núp bụi lúa vàng
Chờ con cá đến như nàng chờ anh
-
Em thương ai nấp bụi nấp bờ
Em thương ai nấp bụi nấp bờ
Sớm trông đò ngược, tối chờ đò xuôi
Thuyền anh đậu bến lâu rồi
Sao em chưa xuống mà ngồi thuyền anh? -
Cầm chài mà vãi bụi tre,
-
Lạy ông tôi ở bụi này
Lạy ông tôi ở bụi này
-
Trời mưa nhỏ giọt bụi gừng
-
Gương kia nỡ để bụi nhòa
Chú thích
-
- Mía mưng
- Một giống mía ngọt, nhiều nước, dễ trồng, chịu được úng ngập.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Cẳng.
-
- Thốt nốt
- Loại cây thuộc họ cau, mọc nhiều ở các tỉnh khu vực Nam Bộ giáp với Campuchia. Tên gọi thốt nốt trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Khmer th'not. Dịch ngọt từ các bông mo non của thốt nốt được cô đặc để sản xuất một loại đường thô gọi là đường thốt nốt, có vị ngọt thanh.
-
- Bánh trôi nước
- Một loại bánh làm bằng bột gạo nếp, hình tròn, nhân đường phèn, trên rắc vừng hoặc sợi dừa nạo. Bánh trôi cùng với bánh chay thường được ăn trong dịp Tết Hàn thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Ở miền Nam có một món ăn tương tự là chè trôi nước (cũng gọi là chè xôi nước), nhưng nhiều nước đường hơn, có khi cho thêm nước cốt dừa.
-
- Trong trào ngoài quận
- Cả trong triều đình và các quận ngoài, ý nói khắp mọi nơi. Còn nói nội triều ngoài quận.
-
- Sở Khanh
- Tên một nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều. Vốn là một gã ăn chơi, Sở Khanh đã lừa Thúy Kiều rằng y thật lòng yêu thương và muốn cứu nàng khỏi chốn lầu xanh, nhưng cuối cùng lại "quất ngựa truy phong." Cái tên Sở Khanh ngày nay thường được dùng để chỉ những kẻ chuyên đi lừa những người con gái nhẹ dạ.
-
- Đàng điếm
- Cũng viết là điếm đàng, nghĩa đen là người lang thang ngoài đường (đàng) trong quán (điếm), hiểu rộng là những kẻ "hay phỉnh phờ, lường gạt, thường hiểu là đứa hay ngồi lều ngồi chợ hay toa rập làm điều gian lận" (Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Rau má
- Một loại cây thân thảo ngắn ngày, thường được trồng để ăn tươi hoăc sắc lấy nước uống. Nước rau má có tác dụng giải độc, hạ huyết áp, làm mát cơ thể. Lá rau má hình thận, nhỏ bằng đồng xu.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Dành dành
- Còn tên gọi khác là chi tử, huỳnh can, là một loại cây mọc hoang ở rừng, được các nhà nghiên cứu thảo dược phát hiện đưa về trồng trong vườn thuốc. Cây dành dành là một vị thuốc quý chuyên trị các bệnh về gan, mật, đặc biệt là các chứng đau mắt.
-
- Dạm ngõ
- Một nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong), từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ vật của lễ chạm ngõ theo truyền thống rất đơn giản: chỉ có trầu cau.
-
- Sậy
- Loại cây thuộc họ lúa, thân rỗng, thường mọc dày đặc thành các bãi sậy.
-
- Tùng
- Cây thuộc họ thông, thân và tán có dáng đẹp. Tùng có rất nhiều loại, có loại cao lớn, cũng có loại làm cảnh nhỏ. Theo quan điểm Nho giáo, cây tùng thường được ví với lòng kiên trinh, người quân tử.
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Liếp
- Luống (liếp rau, liếp cà...)
-
- Hẹ
- Một loại rau được dùng nhiều trong các món ăn và các bài thuốc dân gian Việt Nam.
-
- Rau răm
- Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Định chừng
- Liệu chừng.
-
- Nhị Hà
- Tên gọi trước đây của đoạn sông Hồng chảy qua địa phận Hà Nội, tính từ đoạn sông huyện Từ Liêm (hữu ngạn) và Đông Anh (tả ngạn) chảy qua phía Nam huyện Thanh Trì. Có thuyết nói rằng, đoạn sông này chảy uốn khúc như cái vòng đeo tai, nên có tên gọi là Nhị Hà (chữ Hán nhị 珥 là vòng đeo tai). Sông còn có tên khác là Phù Luông vì nước sông chảy cuốn theo phù sa sắc đỏ như son, đến mùa thu nước mới trong trở lại.
-
- Tản Viên
- Tên một ngọn núi nổi tiếng thuộc dãy núi Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội. Tản Viên còn có tên gọi khác là Ngọc Tản, Tản Sơn hoặc Phượng Hoàng Sơn.
Tản Viên cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Chân núi này có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (Đức Thánh Tản). Núi Tản Viên là nơi gắn với huyền thoại về Sơn Tinh, một trong bốn vị thánh bất tử (tứ bất tử) của người Việt.
-
- Hồ Tây
- Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.