Cáo già không ăn gà hàng xóm
Những bài ca dao - tục ngữ về "khôn ngoan":
-
-
Khôn ngoan hiện ra mặt
Khôn ngoan hiện ra mặt
Què quặt hiện chân tay -
Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ
Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ
Con cái ngu dại, tổn hại ông cha -
Giàu tặng của, khôn tặng lời
Giàu tặng của, khôn tặng lời
-
Anh khôn nhưng vợ anh đần
Anh khôn nhưng vợ anh đần
Lấy ai lo liệu xa gần cho anhDị bản
Anh khôn mà vợ anh đần
Lấy ai đãi khách xa gần cho anh
-
Khôn ngoan đã có tiếng đồn
-
Nước mắm ngon cho lắm, nước mắm cũng có giòi
-
Người khôn chưa đắn đã đo
Người khôn chưa đắn đã đo
Chưa đi đến bể, đã dò nông sâu -
Người ngoan lên bãi hái chè
-
Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời
Khôn chẳng qua lẽ,
Khỏe chẳng qua lờiDị bản
Khôn không qua lẽ,
Khỏe không qua phép
-
Một lời, đã trót nói ra
Một lời, đã trót nói ra,
Dù rằng bốn ngựa, khó mà đuổi theo -
Vàng thời thử lửa, thử than
-
Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn
Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn
-
Khôn lấy của che thân, dại lấy thân che của
Khôn lấy của che thân
Dại lấy thân che của -
Sông sâu sào ngắn khôn dò
-
Ai ơi gương vỡ khó hàn
Ai ơi gương vỡ khó hàn
Chỉ đứt khó nối người ngoan khó tìm -
Ăn lắm thì hết miếng ngon
Ăn lắm thì hết miếng ngon
Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ -
Vừa khôn mà lại vừa ngoan
Vừa khôn mà lại vừa ngoan
Đã vừa làm đĩ, lại toan cáo làng -
Khôn độc không bằng ngốc đàn
-
Khôn ba năm, dại một giờ
Khôn ba năm, dại một giờ
Chú thích
-
- Lọ là
- Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Chích chòe
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, đuôi dài, ăn sâu bọ. Các loại chính chòe thường gặp là chích chòe than (lông màu đen, có đốm trắng), chích chòe lửa (có bụng màu gạch đỏ như lửa), chích chòe đất... Hiện nay chích chòe thường được nuôi làm cảnh.
-
- Nòi
- Dòng giống.
-
- Ngoan
- Giỏi giang, lanh lợi (từ cổ).
-
- Chè
- Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.
-
- Bẫy dò
- Gọi tắt là dò, một loại bẫy đặt dưới đất đễ bẫy các loại chim, gà rừng. Bẫy dò được làm rất công phu bằng những sợi mây cực dẻo, kết hợp với những sợi thòng lọng làm bằng các loại dây mảnh và chắc (dây gai, tơ tằm…), cài trên những vùng các loại chim hay qua lại kiếm ăn. Dò có nhiều cỡ: lớn, nhỏ, dài, ngắn… để đánh bắt các loại chim khác nhau.
-
- Đăng
- Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Sào
- Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Độc
- Đơn lẻ (từ Hán Việt).