Cơm nhà ăn ngon, con nhà dễ khiến
Ba bà bốn truyện kháo chuyện nàng dâu
Những bài ca dao - tục ngữ về "cơm":
-
-
Cơm hẩm ăn với rau dưa
Cơm hẩm ăn với rau dưa,
Quan họ làm khách em chưa vừa lòng -
Cơm này là ngọc là châu
Cơm này là ngọc là châu
Không bóc mía tím biết đâu cơm vàng -
Cơm này là nghĩa đá vàng
-
Cơm này nửa sống nửa khê
Cơm này nửa sống nửa khê,
Vợ đơm chồng nếm chẳng chê cơm này -
Cơm đắp đầu gối
-
Cơm sống tại nồi, cơm sôi tại lửa
Cơm sống tại nồi,
Cơm sôi tại lửa -
Cơm sống vì nồi, không sống vì vung
Cơm sống vì nồi, không sống vì vung
-
Cơm khô là cơm thảo, cơm nhão là cơm hà tiện
Dị bản
Cơm sống là cơm thảo,
Cơm nhão là cơm hà tiện
-
Thái Đô làm kẹo mạch nha
-
Có cá đổ vạ cho cơm
Có cá đổ vạ cho cơm
-
Gạo cơm Ba Thắc thơm ngon
-
Cơm không rau như đau không thuốc
Cơm không rau như đau không thuốc
-
Cơm ăn mỗi bữa mỗi lưng
Cơm ăn mỗi bữa mỗi lưng,
Hơi đâu mà giận người dưng thêm phiền -
Cơm chéo áo, gạo chéo khăn
Cơm chéo áo, gạo chéo khăn
-
Thấy nếp thì lại thèm xôi
-
Giúp lời không ai giúp của, giúp đũa không ai giúp cơm
Giúp lời không ai giúp của
Giúp đũa không ai giúp cơm -
Cơm ăn một bát sao no
-
Giá áo túi cơm
Giá áo túi cơm
-
Ăn cơm cũng thấy nghẹn
Ăn cơm cũng thấy nghẹn
Uống nước cũng thấy nghẹn
Nghe lời em hẹn ra bãi đứng trông
Biển xanh bát ngát nhìn không thấy người
Mênh mông sông nước xa vời
Biết rằng còn nhớ những lời thề xưa
Trông ai như cá trông mưa
Ngày đêm tưởng nhớ, như đò đưa trông nồm
Bậu ơi! bậu có nhớ không?
Anh trông ngóng bậu, như rồng ngóng mưaDị bản
Ăn cơm cũng nghẹn
Uống nước cũng nghẹn
Nghe lời bạn hẹn
Ra bãi đứng trông
Bãi không thấy bãi mà người không thấy người.
Chú thích
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Cơm đắp đầu gối
- Chỉ hành động ăn lót dạ, bắt nguồn từ thói quen của người nông dân.
-
- Cơm khô là cơm thảo, cơm nhão là cơm hà tiện
- Cùng một lượng gạo, nếu nấu nhão sẽ được nhiều cơm hơn, tiết kiệm hơn.
-
- Nghĩa Đô
- Địa danh nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trước năm 1942, vùng này thuộc tổng Dịch Vọng, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Sau khi giải phóng Thủ đô (10/1954), Nghĩa Đô sáp nhập với xã An Thái (gồm cả phường Bái Ân cũ) thành xã Thái Đô, quận V. Đến năm 1961 cắt làng An Thái thuộc quận Ba Đình, còn lại xã Nghĩa Đô thuộc huyện Từ Liêm. Nghĩa Đô gồm bốn thôn (làng) cũ là: Tiên Thượng (làng Tân), Trung Nha (làng Nghè), Vạn Long (làng Dâu) và An Phú, trong đó làng An Phú nổi tiếng với nghề nấu kẹo mạch nha và dệt lĩnh lụa, làng Nghè nổi tiếng nghề làm giấy sắc phong.
-
- Làng Vòng
- Tên một làng nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Làng Vòng nổi tiếng với cốm làng Vòng, một đặc sản không chỉ của riêng Hà Nội mà còn của cả nước ta.
-
- Cốm
- Thức ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội. Ở miền Bắc, lúa nếp để làm cốm thường là nếp non, hạt lúa bấm ra sữa, tuy ở miền Trung và Nam Bộ cốm có thể dùng để chỉ thành phẩm sử dụng loại lúa nếp già tháng hơn rang nổ bung ra và sau đó được ngào với đường. Nổi tiếng nhất có lẽ là cốm làng Vòng, đặc sản của làng Vòng (thôn Hậu) cách trung tâm Hà Nội khoảng 5–6 km, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
-
- Ba Thắc
- Tên của một địa danh ở miền Nam, xuất phát từ chữ Bassac trong tiếng Khmer. Hiện có ba cách giải thích về địa danh này:
1. Vùng đất ngày xưa thuộc địa phận của Campuchia, người Khmer gọi là Srok Bassac. Vùng đất này kéo dài từ Châu Đốc xuống Cà Mau hiện nay.
2. Tên gọi khác của sông Hậu (người Khmer gọi là Tonlé Bassac).
3. Tên gọi một trong ba cửa biển của sông Hậu, bao gồm Tranh Đề, Định An và Ba Thắc. Cửa Ba Thắc đã bị đất bồi từ khoảng thập niên 1970 nên không còn nữa.
-
- Hòn Rái
- Một hòn đảo địa bàn xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, là một hòn đảo độc lập nằm trong vịnh Thái Lan, cách bờ biển Kiên Giang khoảng 25 km. Trước đây đảo có tên là Thát Dự, nhưng do trên đảo trồng nhiều cây rái nên gọi là Hòn Rái, Hòn Sơn hay Hòn Sơn Rái (Cũng có ý kiến cho rằng khi người Pháp tìm ra hòn đảo này đã đặt tên là hòn Sơn Rái, vì nhìn từ trên máy bay xuống giống như con rái cá đang bơi giữa biển). Tại đây có nghề làm nước mắm truyền thống rất nổi tiếng, đến mức trở thành "thương hiệu" nước mắm Hòn.
-
- Nếp
- Loại lúa cho hạt gạo hạt to và trắng, nấu chín thì trong và dẻo, thường dùng thổi xôi, làm bánh.
-
- Ương
- Ươm hạt.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).