Đôi ta như áo mới may
Như chuông mới đúc, như cây mới bào
Những bài ca dao - tục ngữ về "chuông":
-
-
Thử chuông cho biết chuông ngân
Thử chuông cho biết chuông ngân
Thử bạn đôi lần cho biết dại khôn -
Tai nghe chuông mõ vang dầy
-
Hoài lời nói kẻ vô tri, một trăm gánh chì đúc chẳng nên chuông
-
Chuông vàng đánh nhẹ kêu thanh
-
Người về nhớ trống Kẻ Sen
-
Vàng thời thử lửa, thử than
-
Đo bò làm chuồng
Đo bò làm chuồng
-
Thân em như cái chuông vàng
– Thân em như cái chuông vàng
Để trong thành nội có ngàn lính canh
– Thân anh như thể cái chày
Bỏ lăn, bỏ lốc chờ ngày dộng chuôngDị bản
-
Mất bò mới lo làm chuồng
Mất bò mới lo làm chuồng
-
Chuông có gõ mới kêu
Dị bản
Chuông có đấm mới kêu
Đèn có khêu mới tỏ
-
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu, sẽ đánh bên thành cũng kêu -
Chuông già đồng điếu chuông kêu
-
Đem chuông đi đấm xứ người
Dị bản
Mang chuông đi đánh xứ người
Không kêu cũng thuở một hồi lấy danhĐem chuông đi đánh xứ người
Chẳng kêu tôi vác chuông tôi tôi vềĐem chuông đi đấm xứ người
Chẳng kêu cũng đấm ba hồi cho kêu
-
Muốn ăn đậu phụ tương tàu
-
Khen ai khéo đúc chuông chì
Khen ai khéo đúc chuông chì
Dáng thì có dáng, đánh thì không kêu -
Chuông khánh còn chẳng ăn ai
Chuông khánh còn chẳng ăn ai
Nữa là mảnh chĩnh bỏ ngoài bờ tre
Chuông khánh còn chẳng ăn chè
Nữa là mảnh chĩnh rò rè ăn xôiDị bản
Chuông khánh còn chẳng ăn ai
Nữa là mảnh chĩnh mảnh chai bờ rào
Chú thích
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Vô tri
- Không hiểu biết
-
- Rựa
- Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.
-
- Kẻ Sen
- Một địa danh thuộc tổng Liên Phương dưới thời Minh Mạng, nay thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
-
- Kẻ Hạc
- Một địa danh thuộc tổng Hàn Phúc dưới thời Minh Mạng, nay thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
-
- Thiệu Yên
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thiệu Yên, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Dộng
- Đánh đấm, thụi (bằng nắm tay hoặc vũ khí dạng gậy gộc). Cũng hiểu là giáng mạnh vật gì đó.
-
- Hoàng thành Thăng Long
- Gọi tắt là thành Hà Nội hoặc Hà thành, một công trình kiến trúc đồ sộ, được xây dựng qua nhiều triều đại phong kiến nước ta. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, tại thành Hà Nội đã xảy ra ít nhất hai trận đánh quan trọng: trận thành Hà Nội thứ nhất (20/11/1873) và trận thành Hà Nội thứ hai (25/4/1882). Chỉ huy thành trong hai trận này lần lượt là đô đốc Nguyễn Tri Phương và tổng đốc Hoàng Diệu.
-
- Thanh Hóa
- Một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, là một trong những cái nôi của người Việt. Cư dân Việt từ xa xưa đã sinh sống trên đồng bằng các sông lớn như sông Mã hay sông Chu. Nền văn minh Đông Sơn được coi là sớm nhất của người Việt cũng thuộc tỉnh này.
Trong lịch sử, đã có giai đoạn Thanh Hóa được gọi là Thanh Hoa. Nhưng đến thời nhà Nguyễn, do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa mà tên tỉnh được đổi thành Thanh Hóa cho đến nay.
Thanh Hóa có nhiều danh lam thắng cảnh và lịch sử nổi tiếng như Vườn quốc gia Bến En, suối cá thần Cẩm Lương, bãi biển Sầm Sơn, khu di tích Lam Kinh, cầu Hàm Rồng... Đây cũng là nơi địa linh nhân kiệt, là quê hương của các nhân vật lịch sử nổi tiếng như Dương Đình Nghệ, Lê Hoàn, Lê Lợi, các chúa Trịnh, Nguyễn...
-
- Tỉnh Hà Nội
- Một trong số 13 tỉnh được thành lập sớm nhất ở Bắc Kỳ, lập vào năm 1831 dưới thời Minh Mạng.
Tỉnh Hà Nội gồm có 4 phủ: Hoài Đức (kinh thành Thăng Long cũ và huyện Từ Liêm thuộc phủ Quốc Oai của tỉnh Sơn Tây), các phủ Ứng Hòa, Lý Nhân, Thường Tín của trấn Sơn Nam Thượng. Tỉnh lỵ là thành Thăng Long cũ. Phủ Ứng Hòa có 4 huyện Chương Đức (sau đổi là Chương Mỹ), Hoài An, Sơn Minh và Thanh Oai. Phủ Lý Nhân có 5 huyện Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Nam Xương và Thanh Liêm. Phủ Thường Tín có 3 huyện Phú Xuyên, Thanh Trì và Thượng Phúc. Tổng cộng tỉnh Hà Nội có 15 huyện thuộc 4 phủ trên.
-
- Khêu
- Dùng một vật có đầu nhọn để kéo cho tim đèn trồi lên. Đèn ngày xưa đốt bằng dầu, dùng bấc. Để đèn cháy sáng thì thỉnh thoảng phải khêu bấc. Bấc đèn cũng gọi là khêu đèn.
-
- Rạng
- Sáng tỏ.
-
- Đồng điếu
- Còn gọi là đồng đỏ, đồng mắt cua hoặc đồng thanh, là hợp kim của đồng (thường là với thiếc), trong đó tỉ lệ đồng nguyên chất rất cao (97%).
-
- Đậu phụ
- Món ăn làm từ tinh chất đậu nành được làm kết tủa đông lại thành khối. Có nguồn gốc Trung Hoa, đậu phụ là món ăn bình dân của nhiều quốc gia châu Á, và là một trong những món ăn chính của người ăn chay theo đạo Phật.
-
- Tương tàu
- Một loại đồ chấm làm từ đậu nành trộn với muối và bột mì rang để lên men và phơi nắng, có nguồn gốc từ Trung Hoa. Sau quá trình lên men, phần nước được chắt ra gọi là nước tương (xì dầu), phần xác đậu (bã) còn lại gọi là tương tàu. Tương tàu có rất nhiều biến thể tùy theo vùng miền.
-
- Nam mô
- Phiên âm của từ Namo नमो (nghĩa là tôn kính hoặc hướng về) trong tiếng Sanskrit, để thể hiện sự sùng kính hoặc quy ngưỡng. Người theo đạo Phật thường dùng tiếng "Nam mô" để khởi đầu cho câu niệm danh hiệu các Phật và Bồ Tát. "Nam mô" còn đọc là "Nam vô" 南無 theo phiên âm từ tiếng Hán.
-
- Nường
- Nàng (từ cũ).
-
- Khánh
- Nhạc cụ gõ làm bằng tấm đồng, thường có hình giống lưỡi rìu, treo lên bằng một sợi dây.