Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Gần thì cha, xa thì chúa
Gần thì cha, xa thì chúa
-
Vợ đẹp kém ngủ
Vợ đẹp kém ngủ
-
Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm
-
Kẻ ăn rươi, người chịu bão
-
Ưa ai vo tròn, thù ai bóp bẹp
Ưa ai vo tròn
Thù ai bóp bẹp -
Ăn quen chồn đèn mắc bẫy
-
Vạ vịt chưa qua, vạ gà đã đến
Vạ vịt chưa qua, vạ gà đã đến
-
Vào lỗ tai ra lỗ miệng
Vào lỗ tai, ra lỗ miệng
-
Uốn câu vừa miệng cá
Uốn câu vừa miệng cá
-
Cây khô không có lộc, người độc không có con
Dị bản
Cây độc không trái
Gái độc không con
-
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh
-
Trồng khó nhổ dễ
Trồng khó, nhổ dễ
-
Trốn chúa lộn chồng
-
Trời xanh thì nắng, trời trắng thì mưa
Trời xanh thì nắng
Trời trắng thì mưa -
Đời cha vo tròn, đời con bóp méo
Đời cha vo tròn
Đời con bóp méo -
Đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt
-
Không nước không phân
Không nước không phân
Chuyên cần vô ích -
Bạo phát bạo tàn
Bạo phát bạo tàn
-
Đầu Ngô mình Sở
Chú thích
-
- Chẻ tre qua đốt
- Đốt tre là phần rất cứng. Khi chẻ tre, nếu đã chẻ qua đốt thì việc còn lại (tách thân tre) rất dễ dàng. Thành ngữ này chỉ việc vượt qua được khó khăn, nay đã suôn sẻ.
-
- Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm
- Một kinh nghiệm về bắt rươi. Vào ban đêm những ngày 20 tháng 9 và mùng 5 tháng 10 âm lịch, nước thủy triều dâng lên, rất nhiều rươi chui ra khỏi mặt đất (gọi là nứt lỗ rươi).
-
- Rươi
- Một loại giun đất nhiều chân, thân nhiều lông tơ, thường sinh ra ở những gốc rạ mục ở những chân ruộng nước lợ. Tới mùa rươi (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch), rươi sinh sản rất nhiều, bà con nông dân thường bắt về làm mắm ăn.
-
- Kẻ ăn rươi, người chịu bão
- Rươi thường xuất hiện trước khi có mưa bão. Khi có rươi, chỉ có một số ít người được ăn (tự đánh bắt hoặc mua), nhưng tất cả mọi người phải chịu chung cảnh mưa bão ấy.
-
- Chồn đèn
- Một loại chồn nhỏ, có bộ lông màu hoe hoe, hung hung đỏ, chân thấp, mỏ dài nhỏ, răng rất sắc. Chồn đèn thường sống trong bụi rậm, ăn thức ăn chính là thịt động vật nhỏ như gà con, vịt con, chim, chuột, cá, lươn...
-
- Lộn chồng
- Bỏ chồng theo trai (từ cũ).
-
- Đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt
- Kinh nghiệm dân gian: chó có đốm ở đầu (hoặc lưỡi) là chó tốt, trung thành với chủ, còn chó có đốm ở đuôi thì thường hung dữ, cắn cả chủ.
-
- Ngô
- Cũng gọi là Đông Ngô (phân biệt với Đông Ngô thời Tam Quốc), một nước chư hầu của nhà Chu trong thời Xuân Thu ở Trung Quốc. Ở nước ta, nước Ngô được biết đến nhiều nhất có lẽ qua cuộc chiến tranh Ngô-Việt mà kết cục là nước Việt do Việt Vương Câu Tiễn lãnh đạo đã tiêu diệt hoàn toàn nước Ngô vào năm 473 TCN, Ngô Vương là Phù Sai tự vẫn.
-
- Sở
- Một nước thời Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc vào khoảng năm 1030 đến 223 trước Công nguyên. Với sức mạnh của mình, Sở đã tiêu diệt 45 chư hầu lớn nhỏ và ở thời hùng mạnh nhất, Sở chiếm nhiều vùng đất rộng lớn, gồm toàn bộ các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, và một phần của các tỉnh thành Trùng Khánh, Hà Nam, Thượng Hải, Giang Tô, Quý Châu, An Huy, Chiết Giang ngày nay.
-
- Đầu Ngô mình Sở
- Thành ngữ này bắt nguồn từ câu mô tả địa thế của đất Dự Chương (Trung Quốc) trong Chức phương thặng của Hồng Sô: Dự Chương chi địa vi Ngô đầu Sở vĩ, nghĩa là "Đất Dự Chương là đất ở đầu nước Ngô, cuối nước Sở." Sở dĩ nói vậy vì vùng này về mặt địa lí thì giáp với miền thượng du của Giang Tô, xưa thuộc đất Ngô, và miền hạ du của Hồ Bắc, xưa là đất Việt. Tuy nhiên khi sang nước ta thì thành ngữ này lại chỉ sự kì quái, chắp vá lộn xộn, ví như cái đầu của người Ngô, mà cái mình lại của người Sở hoặc ăn mặc kiểu người Sở.