Tất tưởi như nợ đuổi đến lưng
Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Tan đám quẳng thầy xuống ao
Tan đám quẳng thầy xuống ao
-
Hội Dâu đã tàn, hội Gióng đã tan
-
Trai kén vợ giữa chợ Đồng Xuân
-
Xí xô như thằng Ngô vỡ tàu
-
Xua chim về rừng, xua cá ra sông
Xua chim về rừng
Xua cá ra sông -
Xông xáo như cáo vào chuồng gà
Xông xáo như cáo vào chuồng gà
-
Trời đất hương hoa người ta cơm rượu
Trời đất hương hoa
Người ta cơm rượu -
Trẻ vui nhà già vui chùa
Trẻ vui nhà, già vui chùa
-
Trâu nghiến hàm, bò bạch thiệt
-
Voi không nài như trai không vợ
-
Vị ông thần, nể cây đa
Vị ông thần, nể cây đa
-
Vợ hiền hòa, nhà hướng nam
Vợ hiền hòa, nhà hướng Nam
-
Sinh nghề tử nghiệp
Sinh nghề tử nghiệp
-
Vợ là ông thì chồng là tớ
Vợ là ông thì chồng là tớ
-
Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ
Xấu hay làm tốt
Dốt hay nói chữ -
Vợ không cheo như cù nèo không móc
-
Ga chê ló, chó chê kít
-
Cựa dài thì rắn, cựa ngắn thì mềm
Dị bản
Cựa dài thịt rắn
Cựa ngắn thịt mềmGà cựa dài thì rắn gà cựa ngắn thì mềm
Gà thiến thì khác, mong em chớ lầm
-
Vợ khôn ngoan làm quan cho chồng
Vợ khôn ngoan làm quan cho chồng
Chú thích
-
- Hội chùa Dâu
- Một lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày mồng tám tháng tư âm lịch tại chùa Dâu, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, cầu cho mưa thuận gió hòa.
-
- Hội Gióng
- Một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của Thánh Gióng. Có hai hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Các nghi lễ truyền thống trong lễ hội gồm có lễ rước, lễ dâng hương, lễ hóa voi và ngựa, hoạt cảnh đánh giặc Ân...
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Hội Bưởi
- Hội làng truyền thống được tổ chức hằng năm vào mồng 10 tháng Tư âm lịch tại làng Bưởi ở xã Đại Bá, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội có các nghi thức tế lễ truyền thống, các trò chơi dân gian, xem múa hát ả đào và tục ném cây bông sau buổi tế.
-
- Chợ Đồng Xuân
- Một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội, nằm trong khu phố cổ. Chợ Đồng Xuân được người Pháp xây dựng từ giữa năm 1889, phía tây là phố Đồng Xuân, phía bắc là phố Hàng Khoai, phía nam là phố Cầu Đông, phía đông là ngõ chợ Đồng Xuân. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào năm 1946, chợ Đồng Xuân nằm trong Liên khu Một và trở thành điểm chiến đấu ác liệt. Năm 1995, chợ Đồng Xuân được xây dựng lại thành 3 tầng với tổng diện tích mặt bằng gần 14.000m² như hiện nay.
-
- Quần Ngựa
- Tên một phường thuộc quận Ba Đình, Hà Nội, nằm ở vị trí trước kia là trường đua ngựa (sân Quần Ngựa) do người Pháp lập nên vào khoảng năm 1895-1896.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Bạch thiệt
- Lưỡi trắng (chữ Hán).
-
- Nài
- Người trông nom và điều khiển voi, ngựa.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Cù nèo
- Gậy dài thường làm bằng tre, có móc hoặc mấu ở đầu để hái trái cây. Có vùng gọi là cây cù quèo.
-
- Ga chê ló, chó chê kít
- Gà chê lúa, chó chê cứt (phương ngữ Bắc Trung Bộ). Chỉ những chuyện bất thường, ngược đời.
-
- Cựa
- Mẩu sừng mọc ở sau chân gà trống hoặc một vài loài chim khác, dùng để tự vệ và tấn công. Trong trò đá gà, người ta thường mua cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén.