Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Ăn cơm độn ngô mà nói chuyện thủ đô Hà Nội
-
Chồng cái đó, vợ cái hom
-
Nhất khoai đầu vồng, nhì lấy chồng Khánh Vân
-
Ăn gạo tám chực đình đám mới có
-
Có lòng thì tìm về Yên Thế
-
Chết đứng hơn sống quỳ
Chết đứng hơn sống quỳ
-
Ăn đói qua ngày, ăn vay nên nợ
Ăn đói qua ngày, ăn vay nên nợ
-
Ăn cơm không rau như đánh nhau không người gỡ
Ăn cơm không rau như đánh nhau không người gỡ
-
Ăn cơm không rau như đám ma nhà giàu không nhạc
Ăn cơm không rau như đám ma nhà giàu không nhạc
Dị bản
Ăn cơm không rau như nhà giàu chết không kèn trống
-
Ăn mũi, ẻ lái, đái xung quanh
-
Lấy hơn bù kém
Lấy hơn bù kém
-
Người ngay mắc nạn kẻ gian vui cười
Người ngay mắc nạn kẻ gian vui cười
-
Người bệnh sợ bụng trướng
Người bệnh sợ bụng trướng
Trộm cướp sợ chiếu tướng -
Một cái rắm bằng một nắm thuốc tiêu bằng một liều thuốc bổ
Một cái rắm bằng một nắm thuốc tiêu, bằng một liều thuốc bổ
-
Lấy gai lể gai
-
Tiền một đồng mà đòi hồng không hột
Dị bản
Tiền một đồng mà đòi ăn hồng một hột
-
Quà đói bánh giò
-
Nhọn gai mít dai
-
Mùa hè ăn cá sông
Dị bản
Mùa hè cá sông
Mùa đông cá ao
Chú thích
-
- Khó
- Nghèo.
-
- Ăn độn
- Ăn cơm trong đó có độn thêm lương thực phụ như khoai, sắn, bo bo, v.v.
Ngày hai bữa rau ta có muối
Ngày hai buổi, không tìm củ pầu, củ nâu
Có bắp xay độn gạo no lâu,
Ðường ngõ từ nay không cỏ rậm
(Dọn về làng - Nông Quốc Chấn)
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Hom
- Cũng gọi là hơm, phần chóp hai đầu của lờ đánh cá, thuôn về bên trong, để cá chỉ có thể chui vào chứ không chui ra được.
-
- Khánh Vân
- Tên một làng cũ nổi tiếng với nghề thợ hồ, sau sát nhập với làng Thanh Đơn thành làng Thanh Vân, thuộc xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
-
- Gạo tám xoan
- Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.
-
- Yên Thế
- Huyện cực bắc tỉnh Bắc Giang, là nơi diễn ra khởi nghĩa Yên Thế kéo dài 30 năm của Hoàng Hoa Thám chống thực dân Pháp (1885-1913).
-
- Đèo Khế
- Một cái đèo nằm giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang. Những năm đầu của thế kỷ 20, đồng bào Tày, Nùng từ Lạng Sơn, Cao Bằng về đây làm ruộng tạo thành nhiều xóm nhỏ len lỏi theo bờ suối. Trong kháng chiến chống Pháp, đèo Khế vừa là cầu nối giữa hai khu của ATK ở Sơn Dương, Tuyên Quang và Đại Từ, vừa là đoạn đường trọng yếu hành quân lên Tây Bắc.
-
- Thái Nguyên
- Một tỉnh ở miền Bắc nước ta, nổi tiếng với nghề trồng và chế biến chè (trà).
-
- Ẻ
- Ỉa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ăn mũi, ẻ lái, đái xung quanh
- Sinh hoạt của người làm nghề chài lưới, lênh đênh sông nước.
-
- Lể
- Miền Bắc gọi là nhể, động tác khều một vật gì ra bằng một vật nhọn (lể gai, lể ốc...).
-
- Hồng
- Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Mít
- Loại cây ăn quả thân gỗ nhỡ, lá thường xanh, cao từ 8-15m. Cây ra quả vào mùa xuân, quả chín vào mùa hè. Vỏ quả có gai xù xì, ruột chứa nhiều múi, vị ngọt, có loại mít dai và mít mật. Mít là loại cây quen thuộc ở làng quê nước ta, gỗ mít dùng để làm nhà, đóng đồ đạc, thịt quả để ăn tươi, sấy khô, làm các món ăn như xôi mít, gỏi mít, hạt mít ăn được, có thể luộc, rang hay hấp, xơ mít dùng làm dưa muối (gọi là nhút), quả non dùng để nấu canh, kho cá...
-
- Bể
- Biển (từ cũ).