Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Hòa Làng
    Tên một làng nay thuộc xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Làng là một trong 8 làng cười truyền thống của tỉnh, gồm có: Hòa Làng, Dương Sơn, Tiên Lục, Đông Loan, Nội Hoàng, Phụng Pháp, Cao Lôi, và Khả Lý.
  2. Nhất Y, nhì Mống, tam Bông, tứ Đường, năm Nghè, sáu Lợi
    Tên sáu cây cầu lâu đời ở Sài Gòn: cầu chữ Y, cấu Mống, cầu Bông, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Thị Nghè và cầu Bình Lợi.
  3. Hồng Gai
    Cũng gọi là Hòn Gai, tên cũ là Bang Gai hoặc Áng Gai, nay là một phường thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Cuối thế kỷ 19 trở về trước, đây là một vùng vắng vẻ, cư dân thưa thớt, vốn chỉ là vũng biển đậu thuyền. Tại đây có mỏ Hòn Gai, một mỏ than đã được đưa vào khai thác từ thời Pháp thuộc.

    Một góc mỏ than Hòn Gai thời Pháp thuộc

    Một góc mỏ than Hòn Gai thời Pháp thuộc

  4. Cẩm Phả
    Một địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh. Tại đây từ xưa đã nổi tiếng với ngành khai thác than đá. Cẩm Phả cũng có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt gần bờ, sản lượng thấp.

    Cẩm Phả về đêm

    Cẩm Phả về đêm

  5. Gái Hòn Gai, trai Cẩm Phả
    Câu thành ngữ có từ thời Pháp thuộc. Có một số cách giải thích:
    - Gái Hòn Gai vùng cảng biển lanh lợi hoạt bát, có của ăn của để, còn trai Cẩm Phả ngày ấy phần lớn làm phu mỏ, đen đúa, ốm yếu và nghèo.
    - Hòn Gai là nơi tập trung những quan lại, chức dịch,[...] lựa chọn những gái xinh nhiều nơi về làm vợ, làm lẽ [...] Còn Cẩm Phả là nơi phu mỏ tụ tập. Đã là phu phải khỏe mới cáng đáng nổi việc [...]. Vậy nên gái Hòn Gai đẹp còn trai Cẩm Phả thì phải khỏe. (Trần Tâm — tiểu thuyết Người từ vùng than).
  6. Tân Trúc
    Một làng nay thuộc địa phận xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
  7. Đông Hà
    Địa danh nay là thành phố trung tâm của tỉnh Quảng Trị.
  8. Chơi chữ: trúc, tre, hóp là các loại cây cùng họ, cũng như hà, hến, nghêu, ngao đều cùng họ.
  9. Niêu
    Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  10. Ăn xó mó niêu
    Chỉ hạng người hèn mọn, ăn ở chui rúc, bệ rạc.
  11. Hải Phòng
    Một địa danh nay là thành phố Hải Phòng, thành phố cảng lớn nhất thuộc miền Bắc nước ta. Theo thư tịch cũ, toàn địa bàn xứ Đông (Hải Dương) xưa - bao gồm cả Hải Phòng ngày nay - thời Hùng Vương thuộc bộ Dương Tuyền, là một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang. Đến cuối thế kỉ 19, Hải Phòng đã thành một trong các thành phố lớn nhất nước. Về văn hóa, tại đây có nhiều đền chùa thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Lê HoànNgô Quyền, đồng thời là quê hương của các nhạc sĩ lớn như Văn Cao, Hoàng Quý, Đoàn Chuẩn, Ngô Thụy Miên... Hải Phòng cũng là một trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam với bãi biển Đồ Sơn và quần đảo Cát Bà. Vì có nhiều hoa phượng nên Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ.

    Một góc Hải Phòng

    Một góc Hải Phòng

  12. Nói thả nói ví
    Nói xa nói gần, nói cạnh khóe.
  13. Chú khách
    Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
  14. Làm như khách chìm tàu
    Làm xí xô xí xào, làm ra tiếng ồ ào, kêu la inh ỏi, như người Ngô chìm tàu, có nghĩa là làm tâng bầng vỡ lở, dấy tiếng om sòm, rần rần. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  15. Khẳm
    Đầy đủ (từ cũ).
  16. Nói vuốt đuôi lươn
    Nói gạt nhau; không giữ lời nói. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  17. Đông Loan
    Tên một làng nay thuộc xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Làng được mệnh danh là "làng nói tức."
  18. Nội Hoàng
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Làng Nội Hoàng thuộc xã Nội Hoàng là một trong 8 làng cười của tỉnh.
  19. Hào mục
    Người có thế lực ở làng xã thời phong kiến. Dưới thời nhà Nguyễn, mỗi làng thường có hội đồng hào mục; những người có chức sắc trong làng đều có quyền tham dự.
  20. Nha
    Sở quan (từ Hán Việt), nơi các quan làm việc. Theo Thiều Chửu: Ta gọi là quan nha 官衙 hay là nha môn 衙門 vì ngày xưa trước quân trướng đều cắm lá cờ có tua như cái răng lớn, nên gọi là nha môn 衙門, nguyên viết là 牙門.
  21. Tiếu Mai
    Thường gọi là làng Tiếu, một làng cổ ven sông Cầu, thuộc địa phận xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Làng có 5 giáp là Đông Trước, Tây Trước, Nam Trước, Mai Thượng và Mai Hạ nên miếu thờ thành hoàng làng được gọi là miếu Ngũ Giáp. Hằng năm vào lễ Tết âm lịch, làng mở hội xuân gồm nhiều lễ hội, trong đó đặc sắc hơn cả là lễ tung hoa và bơi chải.Sôi động bơi chải Làng Mai - Ảnh: Nguyễn Hưởng
  22. Nước điếu
    Nước trong thân điếu để hút thuốc lào, có mùi hôi, khắm, vị đắng chát. Nước điếu độc nên người ta còn dùng để tắm trừ ghẻ cho chó.
  23. Đông Lỗ
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
  24. Mai Đình
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
  25. Trúc Ổ
    Một làng nay thuộc xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Làng có truyền thống "nói tức," nghĩa là cố tình nói khoác cho người nghe bực mình.
  26. Văn Lang
    Tên một làng nay thuộc xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Người dân Văn Lang nổi tiếng với tài nói khoác, sáng tác và kể chuyện cười.
  27. Dương Sơn
    Tên một làng ở xã Liên Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Làng cách Hòa Làng một quả đồi, cùng nổi tiếng về tài (và truyền thống) nói khoác.
  28. Cao Lôi
    Tên nôm là kẻ Chối, một làng nay thuộc địa phận xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
  29. Ngòi
    Đường nước nhỏ chảy thông với sông hoặc đầm, hồ.
  30. Khả Lý
    Tên Nôm là kẻ Xe, một làng trước đây thuộc tổng Mật Ninh, huyện Việt Yên, nay là hai thôn Khả Lý Thượng và Khả Lý Hạ thuộc địa phận xã Quảng Minh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
  31. Theo tác giả Vũ Bình: Hai làng kẻ Xe và kẻ Chối (chỉ cách nhau một cách đồng) là "cặp bài trùng" về nói khoe, nói giễu. Lời đối đáp của người dân hai làng đan xen vào nhau, bổ sung cho nhau tạo nên những cuộc thi thố lời nói độc đáo của các làng cười Việt Nam.