Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Rồng rồng theo nạ, quạ theo gà con
-
Mặt trơ trán bóng
Mặt trơ trán bóng
-
Không có chó bắt mèo ăn cứt
Không có chó bắt mèo ăn cứt
-
Nói thật mất lòng
-
Cái khó bó cái khôn
Cái khó bó cái khôn
Dị bản
Cái khó ló cái khôn
-
Bụt Nam Xang còn chê oản chiêm
-
Một cây có cành bổng cành la
-
Một bước chân ra ba bước chân vào
-
Để một thì giàu chia nhau thì khó
Để một thì giàu
Chia nhau thì khó -
Mồm gàu giai, tai lá mít, đít lồng bàn
-
Chó cậy nhà gà cậy vườn
Chó cậy nhà
Gà cậy vườnDị bản
Chó cậy gần nhà
Gà cậy gần chuồng
-
Tiền bạc đi trước, mực thước đi sau
-
Cây chọn mất lá
-
Cây cả ngã bóng dài
Dị bản
Cây cả ngã bóng rợp
-
Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh
-
Nước cạn thì bèo xuống đất
Nước cạn thì bèo xuống đất
Dị bản
Ao cạn, bèo xuống đất
-
Chẳng làm thì đói, làm thì chói xương hom
-
Bồ dục đâu đến bàn thứ tám
-
Lửa đã đỏ lại bỏ thêm rơm
Chú thích
-
- Nạ
- Mẹ. Theo học giả An Chi, đây là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn từ chữ 女 (nữ).
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Sòng
- Phân minh và ngay thẳng.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Lý Nhân
- Một huyện thuộc tỉnh Hà Nam, có tên cũ là huyện Nam Xương, biến âm thành Nam Xang. Huyện nằm ở phía đông của tỉnh, bên bờ sông Hồng. Tên Nam Xương được nhắc đến trong tác phẩm nổi tiếng Người con gái Nam Xương, câu chuyện xảy ra từ thời Trần, lưu truyền trong dân gian và được Nguyễn Dư được chép lại vào cuối thế kỷ 16 trong tập Truyền kỳ mạn lục.
Lý Nhân là nơi giàu truyền thống văn hóa - lịch sử. Trống đồng Ngọc Lũ - chiếc trồng đồng còn nguyên vẹn và có giá trị nhất nước ta - được tìm thấy ở đây.
-
- Oản
- Bánh làm bằng xôi nếp hoặc bột bánh khảo nén vào khuôn hình nón cụt để cúng.
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Oản chiêm
- Oản đóng bằng lúa nếp vụ chiêm, không ngon bằng lúa nếp vụ mùa.
-
- La
- Thấp, gần mặt đất.
-
- Gàu giai
- Có nơi gọi là gàu dây, dụng cụ nhà nông dùng để tát nước cho lúa hoặc tát ao, tát đầm khi bắt cá. Gàu giai được đan bằng tre, nứa hoặc mây. Khi tát nước, hai người đứng hai bên, mỗi người nắm một đầu thừng để cùng tát.
-
- Lồng bàn
- Đồ đan bằng tre nứa, ngày nay còn được làm bằng nhựa, có hình thúng, dùng để đậy thức ăn, chống ruồi muỗi đậu vào.
-
- Mực thước
- Nghĩa đen là dây mực và thước mà thợ mộc thường dùng để in đường thẳng. Nghĩa bóng là khuôn phép, chuẩn mực.
-
- Cả
- Lớn, nhiều (từ cổ).
-
- Tông
- Dòng dõi, tổ tiên (từ Hán Việt).
-
- Chói
- Đau như bị đâm.
-
- Bầu dục
- Còn gọi là quả cật hay quả thận, một cơ quan trong cơ thể người hay động vật, có nhiệm vụ lọc nước tiểu. Bồ dục lợn là một món ăn ngon.
-
- Rơm
- Các loại cây lúa hoặc các loại cỏ, cây hoa màu khác sau khi thu hoạch phần hạt, phần thân và lá được đem đi cắt, sấy khô (phơi nắng) và được lưu trữ để sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Ngoài ra rơm còn được sử dụng để thổi lửa, đun nấu rất tốt. Bên cạnh đó, rơm còn là nguyên liệu quan trọng để nuôi trồng nấm rơm (một loài nấm chuyên mọc trên rơm).