Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Quần ngư tranh thực
-
Cá lớn nuốt cá bé
Cá lớn nuốt cá bé
-
Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng
Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng
-
Khố son bòn khố nâu
-
Kẻ khó được vàng, người sang cất lấy
Kẻ khó được vàng, người sang cất lấy
-
Chó cắn áo rách
Chó cắn áo rách
Dị bản
Đã khó chó cắn thêm
-
Thiếu thuế mất vợ, thiếu nợ mất con
Thiếu thuế mất vợ
Thiếu nợ mất con -
Giàu bán ló, khó bán con
Dị bản
Nghèo bán chó
Khó bán con
-
Ông tiền ông thóc, ông cóc gì ai
Ông tiền ông thóc, ông cóc gì ai!
-
Có của lấy của che thân, không của lấy thân che của
Có của lấy của che thân
Không của lấy thân che của -
Thua kiện mười bốn quan năm, được kiện mười lăm quan chẵn
Dị bản
Được kiện mười bốn quan năm,
Thua kiện mười lăm quan chẵn
-
Quan viên tháng giêng, tuần phiên tháng mười
-
Miệng ông cai, vai đầy tớ
Dị bản
Miệng ông cai, vai tên lính
-
Túi ông xã, quả nhà hàng
-
Tuần hà là cha kẻ cướp
-
Của quan có thần, của dân có nọc
-
Quan muốn sang, nhà hàng muốn đắt
Quan muốn sang,
Nhà hàng muốn đắtDị bản
Làm quan muốn sang
Bán hàng muốn đắt
-
Quan tha, nha bắt
-
Quan thì xa, bản nha thì gần
Quan thì xa, bản nha thì gần
Chú thích
-
- Tráo trưng
- (Mắt) giương to và nhìn chăm chăm. Nghĩa bóng chỉ việc lao động cực nhọc, hoặc cũng có thể chỉ sự hỗn láo, vô lễ.
-
- Quần ngư tranh thực
- Đàn cá tranh ăn (chữ Hán). Chỉ những chốn loạn lạc, nơi con người tranh giành nhau về miếng ăn, địa vị.
Hồi năm nọ, một thầy địa lý qua đây có bảo đất làng này vào cái thế “quần ngư tranh thực”, vì thế mà bọn đàn anh chỉ là một đàn cá tranh mồi. Mồi thì ngon đấy, nhưng mà năm bè bảy mối, bè nào cũng muốn ăn. Ngoài mặt tử tế với nhau, nhưng thật ra trong bụng lúc nào cũng muốn cho nhau lụn bại để cưỡi lên đầu lên cổ.
(Chí Phèo - Nam Cao)
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Thua kiện mười bốn quan năm, được kiện mười lăm quan chẵn
- Được và thua kiện đều chịu phí tổn ngang ngửa nhau. Câu này ngụ ý khuyên không nên sinh việc kiện cáo.
-
- Quan viên
- Chỉ chung những người có địa vị hoặc chức vụ trong làng xã.
-
- Tuần phiên
- Người làm công việc canh gác giữ gìn trật tự trong làng thời Pháp thuộc, thường thuộc hạng bần cố nông mà ra.
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Xã
- Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
-
- Quả
- Đồ đựng hình tròn, có nắp đậy, thường được dùng để đựng lễ vật khi đi hỏi cưới.
-
- Tuần hà
- Chức quan chuyên coi trách trông nom về việc giao thông buôn bán trên sông ngày xưa.
-
- Của quan có thần, của dân có nọc
- Ai cũng có cách giữ của cải – quan giữ của của quan thì dân cũng giữ của của dân.
-
- Nha lại
- Người giúp việc cho quan tri huyện, tri phủ.