Nói gần nói xa chẳng qua nói thật
Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Chó ba quanh mới nằm, người ba lăm mới nói
-
Ăn có kêu, làm có mượn
Ăn có kêu, làm có mượn
Dị bản
Ăn có mời, làm có khiến
-
Mặt nặng mày nhẹ
Mặt nặng mày nhẹ
-
Mâm cao cỗ đầy
Mâm cao cỗ đầy
-
Lòng lang dạ sói
Dị bản
Lòng lang dạ thú
-
Mặt cắt không còn hột máu
Mặt cắt không còn hột máu
-
Vắt chân lên cổ
Vắt chân lên cổ
-
Con nhà giàu dẫm gai mùng tơi
-
Tay chiêu đập niêu không vỡ
-
Mát lòng mát dạ
Mát lòng mát dạ
-
Mưu ma chước quỷ
-
Màn trời chiếu đất
Màn trời chiếu đất
-
Mồm loa mép giải
-
Mồm năm miệng mười
Mồm năm miệng mười
-
Lọt sàng xuống nia
-
No cơm ấm cật, dậm dật mọi nơi
-
Chân ướt chân ráo
-
Ăn cháo đá bát
Ăn cháo đá bát
Dị bản
Ăn cháo đái bát
-
Vắt chanh bỏ vỏ
Vắt chanh bỏ vỏ
Chú thích
-
- Lăm
- Định sẵn trong bụng.
-
- Lang
- Chó sói. Theo Thiều Chửu: Tính tàn ác như hổ, cho nên gọi các kẻ tàn bạo là lang hổ 狼虎.
-
- Mồng tơi
- Một số địa phương phát âm thành "mùng tơi" hay "tầm tơi", loại dây leo quấn, mập và nhớt. Lá và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh, ăn mát và có tính nhuận trường. Nước ép từ quả dùng trị đau mắt.
-
- Chiêu
- Bên trái (từ cổ).
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Chước
- Mưu kế (từ cổ).
-
- Loa
- Con ốc (từ Hán Việt).
-
- Giải
- Loài rùa nước ngọt, sống ở vực sâu, có miệng khá rộng.
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Nia
- Dụng cụ đan bằng tre, hình tròn, có vành, rất nông, dùng để đựng và phơi nông sản (gạo, lúa)...
-
- Chân ướt chân ráo
- Vừa mới đến. Nghĩa đen chỉ người vừa đi thuyền (ngày xưa đi xa chỉ có cách đi thuyền) ở xa mới tới, lên bộ một chân còn ướt, một chân còn ráo.