Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Vụng đẽo khéo chữa
Vụng đẽo khéo chữa
-
Xa mỏi chân, gần mỏi miệng
-
Thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ, thợ bồ ăn nan, thợ hàn ăn thiếc
-
Ba tháng mười ngày hết tuần chay gái đẻ
-
Có chửa thì đẻ, có ghẻ đâu mà sợ gãi
Có chửa thì đẻ, có ghẻ đâu mà sợ gãi
-
Cày sâu cuốc bẫm
-
Cày thuê cuốc mướn
Cày thuê cuốc mướn
-
Đẽo cày giữa đường
-
Xướng ca vô loài
-
Chín người mười ý
Chín người mười ý
-
Sai một li, đi một dặm
-
No bụng đói con mắt
No bụng đói con mắt
-
Đếm cua trong lỗ
-
Rạch giời rơi xuống
Rạch giời rơi xuống
-
Thà vô sự mà ăn cơm hẩm còn hơn đau bệnh mà uống sâm nhung
-
Con biết lẫy thì bố biết bò
-
Vị tình vị nghĩa, ai vị đĩa xôi đầy
-
Mười quan tiền công không bằng một đồng tiền thưởng
-
Lắm kẻ yêu hơn nhiều kẻ ghét
Lắm kẻ yêu hơn nhiều kẻ ghét
Chú thích
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Nan
- Thanh tre hoặc nứa vót mỏng, dùng để đan ghép thành các đồ gia dụng như nong nia, thúng mủng...
-
- Bẫm
- Khỏe (từ cổ).
-
- Cày
- Nông cụ dùng sức kéo của trâu, bò hay của máy cày, để xúc và lật đất. Cày gồm hai bộ phận chính: Lưỡi cày (ban đầu làm bằng gỗ, sau bằng sắt hoặc thép) và bắp cày bằng gỗ. Nếu cày bằng trâu bò, lại có thêm gọng cày nối từ bắp cày chạy dài đến ách để gác lên vai trâu, bò.
-
- Có người hiểu câu tục ngữ này với ý coi thường hạng ca sĩ, nhưng theo Lê Gia trong 1575 thành ngữ tục ngữ cần bàn thêm: Thời xưa người ta chia ra "tứ dân" (sĩ, nông, công, thương), là những thành phần có số lượng đông đảo và chuyên nghiệp. Còn các thành phần ít người và thiếu chuyên nghiệp như thợ săn, lái đò, bốc vác, v.v. trong đó có giới ca sĩ (xướng ca), thì không được xếp vào loại nào (vô loài), tức là không nằm trong "tứ dân," chứ không có ý khinh khi. Trái lại, nghề ca sĩ xưa (và cả nay) lại được rất nhiều người mê. Tuy nhiên, giới xướng ca xưa chủ yếu là nghiệp dư, tuổi nghề lại ngắn, dễ thất nghiệp nên cuộc sống bấp bênh, người ta dùng câu tục ngữ trên để khuyên can những ai lựa nghề ca hát làm nghiệp.
Các trí thức ngày xưa vẫn có thú thưởng thức hát chèo, hát ví, ca trù, cô đầu, hát xẩm,... Nổi tiếng nhất có lẽ là nhà nho Nguyễn Công Trứ với niềm đam mê hát ả đào.
Hát bội làm tội người ta
Đàn ông bỏ vợ, đàn bà bỏ con
(Ca dao)
-
- Dặm
- Đơn vị đo chiều dài được dùng ở Việt Nam và Trung Quốc ngày trước. Một dặm dài 400-600 m (tùy theo nguồn).
-
- Đếm cua trong lỗ
- Tính đếm cái mà mình chưa có thì cũng như đếm cua trong lỗ, không có gì chắc chắn cả.
-
- Nhung
- Sừng non của hươu nai. Hàng năm, vào cuối mùa hạ, sừng hươu, nai rụng đi, mùa xuân năm sau mọc lại sừng mới. Sừng mới mọc rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông, sờ vào êm như nhung nên gọi là nhung hươu nai, bên trong chứa nhiều mạch máu. Nhung có thể chưa phân nhánh hoặc có nhánh, còn gọi là nhung yên ngựa (nhung mới bắt đầu phân nhánh, còn ngắn, bên dài bên ngắn). Nhung là một vị thuốc rất bổ.
-
- Vị
- Nể nang (từ cổ).