Qua đò khinh sóng
Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ
Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ
-
Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn
-
Ăn nem Thủ Đức, uống rượu Bến Lức Gò Đen
-
Một người nói ngang, ba làng không nói lại
Một người nói ngang, ba làng không nói lại
Dị bản
Nói ngang làng hay ghét
-
Đổi trắng thay đen
Đổi trắng thay đen
-
Người sống hơn đống vàng
Người sống hơn đống vàng
-
Người dùng roi, voi dùng búa
Dị bản
Người roi, voi búa
-
Người có chí ắt làm nên, nhà có nền ắt phải vững
Người có chí ắt làm nên
Nhà có nền ắt phải vững -
Ở bể vào ngòi
-
Đất sỏi chạch vàng
-
Trói voi bỏ rọ
Trói voi bỏ rọ
-
Già chơi trống bỏi
-
Buôn thúng bán mẹt
-
Dời non lấp biển
Dời non lấp biển
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chó mùa thu, tru mùa hè
-
Cơm niêu nước lọ
Cơm niêu nước lọ
-
Của biếu là của lo, của cho là của nợ
Của biếu là của lo,
Của cho là của nợ -
Khỏi vòng cong đuôi
-
Con gái mười bảy chớ ngủ cùng cha
Con gái mười bảy chớ ngủ cùng cha
Con trai mười ba đừng nằm cùng mẹ
Chú thích
-
- Nhút
- Món dưa muối xổi (muối nhanh, làm ăn ngay trong ngày) làm từ xơ mít hoặc hoa chuối, có thể trộn thành nộm, hoặc nấu canh cá, xào với thịt ba chỉ v.v. Nước ta có nhút mít Thanh Chương (Nghệ An) ngon nổi tiếng.
-
- Thanh Chương
- Địa danh nay là một huyện miền núi phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, một trong chín huyện được UNESCO đưa vào Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An.
-
- Nam Đàn
- Tên một huyện nằm ở hạ lưu sông Lam, phía Đông Nam tỉnh Nghệ An. Nam Đàn có nhiều làng nghề truyền thống như làng mộc nề Nam Hoa, làng rèn Quy Chính, làng tương Tự Trì, làng nón Đông Liệt, các làng dệt Xuân Hồ, Xuân Liễu, Tầm Tang, làng nồi đồng Bố Ân, Bố Đức, làng gạch ngói Hữu Biệt, làng dầu bông, dầu lạc Đan Nhiệm, Đồng Trung v.v.
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...
-
- Thủ Đức
- Một địa danh thuộc Sài Gòn, nay là quận ở cửa ngõ Đông Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Về tên gọi Thủ Đức, có ý kiến cho rằng xưa ông Tạ Dương Minh (Tạ Huy), hiệu Thủ Đức, đã góp phần khai khẩn lập ấp vùng Linh Chiểu và xây dựng ngôi chợ đầu tiên tại đây mang tên hiệu của ông là chợ Thủ Đức. Lại có thuyết khác cho ông Tạ Dương Minh lấy tên vị quan tên Đức trấn thủ ngọn đồi nơi đây đặt tên chợ để tỏ lòng biết ơn.
-
- Bến Lức
- Tên một huyện thuộc tỉnh Long An, là cửa ngõ phía Bắc của miền Tây Nam Bộ. Huyện Bến Lức cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km về hướng tây nam và cách thành phố Tân An (thủ phủ Long An) 15 km về hướng đông bắc.
-
- Gò Đen
- Quận của tỉnh Chợ Lớn cũ, do quận Trung Quận đổi tên từ ngày 04/02/1947. Năm 1957 quận Gò Đen giải thể, một phần đất đai nhập vào quận Bến Lức (nay là huyện Bến Lức), tỉnh Long An; phần còn lại lập thành quận Bình Chánh, tỉnh Gia Định (nay là huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh). Hiện Gò Đen chỉ còn là địa danh vùng, bao gồm 3 xã Mỹ Yên, Long Hiệp và Phước Lợi của huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Gò Đen nổi tiếng cả nước với đặc sản là rượu đế.
-
- Người dùng roi, voi dùng búa
- Dạy người thì phải dùng roi, dạy voi thì phải dùng búa (cây đòng). Tùy đối tượng mà có cách dạy bảo, giáo dục khác nhau.
-
- Ngòi
- Đường nước nhỏ chảy thông với sông hoặc đầm, hồ.
-
- Cá chạch
- Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...
-
- Đất sỏi chạch vàng
- Ở nơi tầm thường có khi vẫn sinh ra những người tài.
-
- Trống bỏi
- Trống bằng giấy cho trẻ con chơi, hai bên có hai sợi dây, đầu buộc một hạt nặng, đập vào mặt giấy thành tiếng khi xoay nhanh.
-
- Thúng
- Dụng cụ để chứa, đựng, hay đong các loại nông, thủy, hải sản. Thúng thường được đan bằng tre, hình chén, miệng tròn hoặc hơi vuông, lòng sâu, có khi sâu tới nửa mét, đường kính khá lớn, khoảng từ 45 cm (thúng con) đến 55 cm (thúng cái). Vành miệng thúng có dây mây nức vành.
-
- Mẹt
- Đồ đan bằng tre hoặc mây, hình tròn, nông, thường dùng sắp xếp các loại hàng hóa khác lên trên để bày bán.
-
- Tru
- Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
-
- Bát tiết
- Tám trong số hai mươi bốn tiết khí theo cách tính lịch của Trung Quốc và các nước ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Tám tiết này đánh dấu những thời điểm quan trọng đối với nhà nông, đó là: lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông, xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí. Cách nói tứ thời bát tiết (bốn mùa, tám tiết) chỉ trạng thái luôn luôn, quanh năm.
Tứ thời, bát tiết canh chung thủy
Ngạn liễu, đôi bồ dục điểm trang
(Đôi câu đối của cụ Nguyễn Khuyến viết tặng anh hàng thịt).
-
- Khỏi vòng cong đuôi
- Vô ơn, bội bạc, vừa thoát nạn là quên ngay người đã cứu giúp mình (như con vật vừa thoát khỏi vòng xích đã cong đuôi chạy mất).