Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Cù lao
    Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.

    Cù lao Chàm

    Cù lao Chàm

  2. Ơn nghĩa đổ đầu cù lao
    Làm ơn mà vô ích, như trôi theo dòng nước chảy quanh cù lao.
  3. Cá bống
    Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.

    Cá bống tượng Kiên Giang.

    Cá bống tượng

    Cá bống kho tộ

    Cá bống kho tộ

  4. Cá bớp
    Có nơi gọi là cá bóp, một trong số các loại cá đặc trưng của vùng biển miền Trung, thuộc loại cá dữ, ăn tạp. Thịt cá trắng, ngọt, dai, đặc biệt lớp da dày, dẻo, ăn béo và không tanh, đầu cá chứa nhiều sụn ngon.

    Cá bớp

    Cá bớp

  5. Bống có gan bống, bớp có gan bớp
    Người nào có sự gan dạ của người nấy.
  6. Cá rô
    Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...

    Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.

    Cá rô đồng kho tộ

    Cá rô đồng kho tộ

  7. Cá rô rạch ngược
    Chỉ người ương bướng, ngang tàng.
  8. Ăn cơm bảy phủ
    Tiếng khen người trải việc, thuộc biết việc đời. Có chỗ hiểu là ăn mày. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  9. Thưng
    Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).

    Thưng bằng đồng

    Thưng bằng đồng

  10. Đấu
    Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
  11. Ba thưng một đấu
    Những đóng góp bỏ ra cho việc chung rồi cũng lại cho mình hưởng chứ không mất đi đâu.
  12. Ngô
    Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
  13. Tam Điệp
    Tên một dãy núi nằm giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, chạy ra biển theo hướng Tây Bắc–Đông Nam, gồm có 3 ngọn. Trên dãy núi này cũng có đèo Tam Điệp, con đường thiên lý cổ thời phong kiến từ Thăng Long vào Nam, đi qua 3 đoạn đèo: Đèo phía Bắc, đèo phía Nam, và đèo Giữa. Đèo Tam Điệp cũng có tên dân gian là Ba Dội (dội tiếng Việt cổ nghĩa là đợt, lớp).

    Một đèo, một đèo, lại một đèo,
    Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
    Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
    Hòn đá xanh rì lún phún rêu.

    (Đèo Ba Dội - Hồ Xuân Hương)

    Phòng tuyến Tam Điệp

    Phòng tuyến Tam Điệp

  14. Thu không
    (Trống hoặc chiêng) đánh vào mỗi mỗi chiều tối, lính huyện thu quân và đóng cổng thành (thành bảo vệ huyện đường) sau khi xem xét trong thành không có gì khả nghi.

    Kiều từ trở gót trướng hoa,
    Mặt trời gác núi chiêng đà thu không.

    (Truyện Kiều)

  15. Giác
    Sừng.
  16. Tắc, hò, rì
    Những tiếng hô để điều khiển trâu bò khi cày bừa. "Hò tắc" là rẽ trái, "hò rì" là rẽ phải, "hò" (có nơi hô thành "họ") là dừng lại.
  17. Sáng tai họ, điếc tai cày
    (Trâu, bò cày) Khi được bảo nghỉ ("họ") thì nghe ngay, khi bảo cày thì lờ đi như điếc. Chỉ những người lười biếng, không thích làm việc, chỉ thích chơi bời.
  18. Thâm tình
    Tình nghĩa sâu năng (từ Hán Việt).
  19. Đồ
    Nấu bằng cấp hấp (cơm hoặc xôi) trong chõ cho chín bằng sức nóng của hơi nước.

    Cơm đồ

    Cơm đồ. Ảnh tư liệu của Bảo tàng Không gian văn hóa Mường.

  20. Nhà sàn
    Nhà có sàn để ở, làm ở lưng chừng cột, cách mặt đất (hoặc mặt nước) một khoảng, thường thấy ở miền rừng núi hay trên các mặt hồ rộng.

    Nhà sàn

    Nhà sàn của người Ê-đê

  21. Lịch Đoi
    Cũng gọi là lịch tre hoặc lịch đá, một loại lịch cổ của người Mường. Lịch được đặt tên theo sao Đoi, cách người Mường gọi sao Thần Nông. Lịch Đoi gồm 12 thanh tre, mỗi thanh chỉ một tháng trong năm. Trên mỗi thanh khắc 30 vạch, mỗi vạch chỉ một ngày. So với dương lịch, lịch có ngày lùi 1, tháng tiến 3 (ví dụ ngày 9/10/2017 dương lịch trùng với ngày 8/1/2018) nên thường gọi là "ngày lui tháng tới." Lịch Đoi ngày nay hầu như chỉ được dùng trong các nghi thức tính ngưỡng.

    Lịch Đoi

    Lịch Đoi

  22. Tày
    Bằng (từ cổ).
  23. Mõ trâu
    Một loại đeo cho trâu bò ở các vùng rừng núi để dễ tìm kiếm. Mõ trâu thường là một khúc gỗ hoặc ống tre bịt hai đầu, trong treo vài khúc gỗ hoặc tre nhỏ, khi lắc qua lại những khúc này va vào thành mõ gây ra tiếng động.

    Trâu đeo mõ

    Trâu đeo mõ

  24. Câu này mô tả cuộc sống và văn hóa của dân tộc Mường.