Thầy mạnh thầy cứu người ta
Đến khi thầy ốm chẳng ma cứu thầy
Thầy mạnh thầy cứu người ta
Dị bản
Thầy khoe thầy cứu được người
Đến khi thầy ốm chẳng ai cứu thầy
Thầy mạnh thầy cứu người ta
Đến khi thầy ốm chẳng ma cứu thầy
Thầy khoe thầy cứu được người
Đến khi thầy ốm chẳng ai cứu thầy
Làm tôi thì ở cho trung
Chớ ở hai lòng mà hóa dở dang
Con chị nó đi
Con dì nó lớn
Chim đậu chẳng bắt, đi bắt chim bay
Tiếc công anh đắp đập coi bờ
Để ai quảy lộp mang lờ đến đơm
Lửa cháy còn đổ dầu thêm
Kẻ can chưa được, người chêm mãi vào
Mặc đời danh lợi đua chen
Thuyền trôi mặt nước, ngồi xem trăng ngà
Lấy ai thì cũng một chồng
Lấy ta, ta bế ta bồng trên tay.
Có ý kiến cho rằng tên gọi Vàm Tấn bắt nguồn từ chữ Khmer là "Peám Senn" (Peám: Vàm, Senn: Tấn). Theo một tư liệu khác, Vàm Tấn có thể bắt nguồn từ chữ Peam Mé Sên, tên một công chúa của vương quốc Lào, cùng chị là Mé Chanh từng sinh sống ở đất này. Người dân địa phương vì tôn kính nên lấy tên Mé Sên đặt cho vùng này. Mé Chanh cũng được Việt hóa thành Mỹ Thanh, tên một cửa sông lớn của con sông Cổ Cò ngày nay.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
1. Theo nhà văn Sơn Nam, Chắc Cà Đao là do chữ Prek Pédao (Prek: rạch; Pédao: một loại dây mây), nghĩa là con rạch có nhiều dây mây.
2. Theo ông Nguyễn Văn Đính, địa danh Chắc Cà Đao có thể do chữ Khmer chắp kdam (bắt cua) mà ra vì vùng này xưa kia có nhiều cua. Học giả Vương Hồng Sển cho rằng cách giải thích này có lí hơn.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
Thôi em chả dám đa mang nữa
Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng
(Xuân tha hương - Nguyễn Bính)