Áo rách còn bốn chéo đinh
Sao anh không nghĩ chút tình em may
Toàn bộ nội dung
-
-
Dốc lòng trồng cửu lí hương
-
Tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn ruốc
-
Gan trôi, môi mè
-
Đầu chép, mép trôi, môi mè, lườn trắm
-
Một trăm đám cưới không bằng hàm dưới cá trê
-
Thà liếm môi liếm mép còn hơn ăn cá chép mùa mưa
Thà liếm môi liếm mép còn hơn ăn cá chép mùa mưa
Dị bản
Thà liếm môi liếm mép còn hơn ăn chép mùa hè
-
Mấy ai ở đặng hảo tâm
-
Có đèn thì lại phụ trăng
-
Trăng lên vừa tới mái hiên
Trăng lên vừa tới mái hiên
Thiếp thảm chàng phiền, có nhớ hay quên
Làm người phụ bạc sao nên
Trông xuống hổ đất, ngó lên thẹn trời
Nói ra dạ giữ lấy lời
Lênh đênh mặt biển chân trời quản bao -
Trách cha trách mẹ muôn phần
Trách cha trách mẹ muôn phần
Ngồi trên đống bạc mà cân đống chì -
Đêm nằm gốc thị mơ màng
-
Đầu nheo hơn phèo trâu
-
Tôm nấu sống, bống để ươn
Tôm nấu sống
Bống để ươn -
Rau cần, rau thơm xanh mướt
-
Nhất ngon là đầu cá gáy, nhất thơm là cháy cơm nếp
-
Được thì đùa, thua thì chịu
Được thì đùa, thua thì chịu
-
Ai qua quán Trắng phố Nhồi
Ai qua quán Trắng phố Nhồi
Để thương để nhớ cho tôi thế này
Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng này khế ơi
Khế héo khế lại mọc chồi
Con dao lá trúc thìa vôi têm trầu
Từ ngày ta phải lòng nhau
Bỏ buôn bỏ bán bỏ giầu chợ phiênDị bản
Ai qua quán Trắng phố Nhồi
Để thương để nhớ cho tôi thế này
Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng mày khế ơi
Bây giờ tôi đứng tôi ngồi
Con dao lá trúc bình vôi têm trầu
-
Nắng bao lâu dây bầu không héo
Dị bản
Nắng bấy lâu dây bầu không héo
Đám mưa sụt sùi, bầu héo bầu khô
-
Đường xa ba bữa, xe lửa chạy cũng thấy gần
Chú thích
-
- Chéo đinh
- Góc cổ áo (phương ngữ).
-
- Cửu lý hương
- Tên chung của một số loài cây có mùi thơm rất mạnh, thường được trồng vừa làm cây cảnh vừa làm thuốc.
-
- Dã đầu
- Đắp thuốc lên trán để trị bệnh (phương ngữ).
-
- Rươi
- Một loại giun đất nhiều chân, thân nhiều lông tơ, thường sinh ra ở những gốc rạ mục ở những chân ruộng nước lợ. Tới mùa rươi (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch), rươi sinh sản rất nhiều, bà con nông dân thường bắt về làm mắm ăn.
-
- Ruốc
- Một loại tôm nhỏ (chỉ dài khoán 10-40mm), thường được đánh bắt dùng để làm mắm (mắm ruốc, mắm tôm hoặc mắm chua) hay phơi khô thành ruốc khô, có thể xay vụn thành bột ruốc.
-
- Cá trôi
- Một loại cá nước ngọt thuộc họ cá chép, có thể nặng đến vài kí. Thị cá trôi ăn mát và ngọt, thường dùng nấu canh chua hoặc kho. Phần đầu là phần ngon nhất của cá trôi.
-
- Cá mè
- Tên chung của một số loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, có thân dẹp, đầu to, vẩy nhỏ, trắng. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả. Nhân dân ta đánh bắt cá mè để lấy thịt, mỡ và mật cá, vừa để chế biến thức ăn vừa làm thuốc.
-
- Cá chép
- Tên Hán Việt là lí ngư, một loại cá nước ngọt rất phổ biến ở nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, cá chép còn được nhắc đến trong sự tích "cá chép vượt vũ môn hóa rồng" của văn hóa dân gian, đồng thời tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, công danh.
Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.
-
- Cá trắm
- Tên một loài cá thuộc họ Cá chép phổ biến ở nước ta, sống trong ao hồ, ưa nước sạch. Cá trắm được chế biến thành nhiều món ăn dân dã.
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Hảo tâm
- Lòng tốt (từ Hán Việt)
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- The
- Hàng dệt bằng tơ nhỏ sợi, mặt thưa, mỏng, không bóng, thời xưa thường dùng để may áo dài hoặc khăn, màn.
-
- Lụa
- Một loại vải mịn dệt từ tơ kén của các loài sâu bướm, thường nhất từ tơ tằm. Lụa có thể dệt trơn và hay dệt có hoa hoa từ tơ nõn (tơ bên trong của kén tằm) sao cho sợi dọc và sợi ngang khít với nhau, tạo nên vẻ mịn màng, óng ả và độ dày vừa phải. Lụa tơ tằm cổ truyền thường được nhuộm màu từ những nguyên liệu thiên nhiên như củ nâu, nước bùn, cánh kiến, ...
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
(Áo lụa Hà Đông - Thơ Nguyên Sa)
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Thị
- Loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cho quả màu vàng, rất thơm, ăn được.
Trước giờ ra về, bao giờ nó cũng bóc thị ra và hai đứa tôi cùng ăn. Ăn xong, chúng tôi không quên dán những mảnh vỏ thị lên bàn rồi ngoẹo cổ nhìn. Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là hoa cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng.
(Mắt biếc - Nguyễn Nhật Ánh)
-
- Cá nheo
- Miền Bắc gọi là cá leo, một loài cá thuộc họ cá da trơn, có thân rất dài và dẹp. Thân và đầu không có vảy. Đầu khá to, dẹp đứng ở phần mõm. Miệng rộng, rạch miệng xiên dài kéo qua khỏi mắt, có hai đôi râu.
-
- Rau cần
- Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.
-
- Nhất ngon là đầu cá gáy, nhất thơm là cháy cơm nếp
- Đầu là phần ngon nhất của con cá gáy, cũng như cháy cơm là phần thơm nhất của nồi cơm nếp.
-
- Hòa Đình
- Cũng tên là Lồi Đình, tên Nôm là Nhồi, một làng quan họ xưa, nay thuộc phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh.
-
- Khế
- Cây thân gỗ vừa, có nhiều cành, không cần nhiều ánh nắng. Hoa màu tím hồng pha trắng, mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Quả khế có 5 múi nên lát cắt ngang tạo thành hình ngôi sao, quả còn non màu xanh, khi chín có màu vàng. Có hai giống khế là khế chua và khế ngọt. Cây khế là hình ảnh thân thuộc của làng quê Bắc Bộ.
-
- Dao lá trúc
- Dao sắc bén và mỏng như lá trúc.
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Chợ phiên
- Chợ họp có ngày giờ nhất định.
-
- Bầu
- Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...
-
- Xe lửa
- Tàu hỏa (phương ngữ miền Trung và Nam Bộ).
-
- Rau đắng
- Cũng gọi là cây càng tôm, cây biển súc, một loại rau hình mũi mác, có vị đắng, thường được dùng làm rau sống hay chế biến nhiều món khác nhau, hoặc làm thuốc.
Nghe bài hát Còn thương rau đắng mọc sau hè.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Xe lửa Sài Gòn
- Vào đầu thế kỉ 20, người Pháp đã tiến hành xây dựng một mạng lưới giao thông đường sắt hoàn chỉnh kết nối Sài Gòn với những tỉnh thành phụ cận. Cuối năm 1881, hệ thống xe lửa nhẹ nối liền hai khu vực chính của thành phố là Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu họat động, ban đầu chạy bằng hơi nước, sau đó chạy bằng điện. Mạng lưới này dần dần được mở rộng, lan tới Gò Vấp rồi Lái Thiêu, Thủ Dầu Một.
Nổi tiếng hơn là tuyến xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho dài 70 kí-lô-mét, khởi hành từ chợ Bến Thành, quan Bình Chánh, Bến Lức, Tân An rồi đến ga chính ở Mỹ Tho (gần vườn hoa Lạc Hồng ngày nay). Vào thời gian đầu, khi chưa có cầu Bến Lức và cầu Tân An, cả đoàn tàu phải xuống phà đế băng qua hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Tuyến đường này khánh thành vào giữa năm 1885, tồn tại 73 năm, đến năm 1958 thì ngừng hoạt động.
Nhiều dấu tích của mạng lưới đường sắt nội thị ngày xưa cũng như của tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho như đường rày, cầu, giếng nước vẫn còn tồn tại.