Toàn bộ nội dung

Chú thích

  1. Gá tiếng
    Cất tiếng (phương ngữ). Còn nói gá lời.
  2. Nam tử
    Đàn ông, con trai (từ Hán Việt).
  3. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  4. Châu
    Hạt ngọc trai.
  5. Nguộc
    Ngọc (phương ngữ một số vùng Trung Bộ).
  6. Gió Lào
    Loại gió khô và nóng xuất hiện ở nước ta từ đầu tháng tư đến giữa tháng chín. Vì hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Campuchia và Lào, vượt Trường Sơn vào nước ta nên gió có tên là gió Lào, còn có các tên là gió nam hoặc gió phơn Tây Nam (foehn có nguồn gốc từ tiếng Đức föhn chỉ loại gió ấm ở vùng núi Alps). Gió thổi đập vào người nóng như cào da thịt nên cũng gọi là gió nam cào.
  7. Dùn
    Chùng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  8. Vì chưng
    Bởi vì (từ cổ).
  9. Giả đò
    Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  10. Dòm
    Nhìn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  11. Gẫm
    Ngẫm, suy nghĩ.
  12. Ghềnh
    Cũng gọi là gành, chỗ lòng sông hoặc biển có đá lởm chởm nằm chắn ngang làm nước dồn lại, chảy xiết. Ở nước ta có nhiều địa danh có chữ Gành hoặc Ghềnh như Gành Son, Gành Hào, Gành Cả, Gành Ráng...

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

  13. Mạ
    Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.

    Bó mạ

    Bó mạ

    Cấy lúa

    Cấy lúa

  14. Găng
    Căng thẳng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  15. Đụng
    Gặp phải (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  16. Đài
    Cái gàu con dùng để kéo nước giếng. Người ta thường làm đài bằng mo cau gấp lại ở hai đầu, cán làm bằng hai thanh tre kẹp lại, gọi là bồ đài.
  17. Thiếp
    Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
  18. Ai hoài
    Buồn thương và nhớ da diết (từ cũ, dùng trong văn chương).
  19. Lẫm
    Nhà chứa thóc, có chỗ đọc trại thành lậm.
  20. Cỏ tranh
    Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

  21. Sậy
    Loại cây thuộc họ lúa, thân rỗng, thường mọc dày đặc thành các bãi sậy.

    Bãi sậy

    Bãi sậy

  22. Đưng
    Một loại cây cỏ thân cao cùng họ với cỏ lác, cỏ bàng, có thân cắt ngang hình tam giác, mọc nhiều ở các vùng đầm lầy ngập mặn.

    Bụi cây đưng ở Bàu Sấu, Nam Cát Tiên

    Bụi cây đưng ở Bàu Sấu, Nam Cát Tiên

  23. Hèn lâu
    Đã lâu lắm rồi (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
  24. Lạch
    Dòng nước nhỏ hơn sông.
  25. Đững
    Đừng có... (cách nói của Trung và Nam Bộ).
  26. Mãn
    Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
  27. Đồng Gieo
    Một địa danh nằm ở vùng hạ lưu sông Đà Nông, tỉnh Phú Yên.
  28. Nẫu
    Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
  29. Dông
    Bỏ chạy mất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  30. Đạo hằng
    Đạo thường. Ý nói ăn ở bình thường, ngay thẳng, có đạo đức. Cũng nói là tính (tánh) hằng.
  31. Vìa
    Về (phương ngữ Trung và Nam Bộ), thường được phát âm thành dìa.
  32. Dầu
    Để đầu trần (phương ngữ).
  33. Dị
    Chê bai, xa lánh (phương ngữ Trung Bộ).
  34. Dục dặc
    Trắc trở, không thuận hòa (phương ngữ Phú Yên).
  35. Ông gấm
    Con beo, con báo hoa mai (phương ngữ).

    Báo hoa mai

    Báo hoa mai

  36. Truông
    Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).