Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Trăng in đáy nước

    Trăng in đáy nước

  2. Cộc
    Ngắn, cụt.
  3. Têm trầu
    Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.

    Têm trầu

    Têm trầu

    Trầu têm cánh phượng

    Trầu têm cánh phượng

  4. Bửa
    Bổ (phương ngữ miền Trung).
  5. Hiếu
    Lòng biết ơn, phụng dưỡng cha mẹ (từ Hán Việt).
  6. Thầy mẹ
    Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).

    Con đi mười mấy năm trời,
    Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
    Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
    Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
    Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
    Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!

    (Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)

  7. Cơ hàn
    Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.

    Bạn ngồi bạn uống rượu khan
    Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!

    (Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)

  8. Duối
    Loại cây mộc, cỡ trung bình, thân khúc khuỷu, nhiều cành chằng chịt, có mủ trắng. Lá duối ráp dùng làm giấy nhám làm nhẵn mặt gỗ. Duối được dùng làm vị thuốc và trồng trong chậu nhỏ làm cây cảnh.

    Hàng duối ở làng Đường Lâm

    Hàng duối ở làng Đường Lâm

  9. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  10. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  11. Bài này có lẽ là dị bản của bài Năm xưa anh ở trên trời.
  12. Lộn
    Lẫn lộn.
  13. Gá bạc
    Tổ chức đánh bạc.
  14. Phúc
    Những điều tốt lành. Kinh Thi chia ra năm phúc: Giàu, Yên lành, Thọ, Có đức tốt, và Vui hết tuổi trời (theo Thiều Chửu). Từ thời nhà Nguyễn, chữ này được đọc trại ra thành phước vì kị húy họ Nguyễn Phúc của vua chúa nhà Nguyễn.
  15. Một hệ thống ngư cụ gồm nhiều cọc tre và lưới khá lớn và phức tạp, được đặt ở hướng nước chảy để hứng luồng cá lúc nước ròng.

    Nò cá (nò sáo)

    Nò cá (nò sáo)

  16. Người nghĩa
    Người thương, người tình.
  17. Chẻ tre qua đốt
    Đốt tre là phần rất cứng. Khi chẻ tre, nếu đã chẻ qua đốt thì việc còn lại (tách thân tre) rất dễ dàng. Thành ngữ này chỉ việc vượt qua được khó khăn, nay đã suôn sẻ.
  18. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  19. Nguyễn Giản Thanh
    Trạng nguyên khoa thi Đoan Khánh năm thứ tư (1508), đời vua Lê Uy Mục. Ông người làng Ông Mặc, huyện Đông Ngàn (nay là Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Làng Ông Mặc có tên Nôm là làng Me, nên nhân dân cũng gọi ông là trạng Me.
  20. Hứa Tam Tỉnh
    Người làng Như Nguyệt (làng Ngọt), huyện Yên Phong (nay thuộc xã Tam Giang huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), đỗ Bảng nhãn khoa Mậu Thìn niên hiệu Đoan Khánh năm thứ 4 (1508) đời vua Lê Uy Mục.
  21. Trạng Me đè trạng Ngọt
    Tương truyền trong khoa thi đình năm Mậu Thìn (1508), Nguyễn Giản Thanh (người làng Me) vốn đỗ bảng nhãn, còn Hứa Tam Tỉnh (người làng Ngọt) đỗ trạng nguyên. Khi hai ông vào yết kiến mẹ nuôi nhà vua, bà này lại muốn Nguyễn Giản Thanh đỗ trạng nguyên, vì trông ông khôi ngô tuấn tú hơn. Chiều lòng mẹ, vua cất nhắc ông lên làm trạng, hạ Hứa Tam Tỉnh xuống bậc bảng nhãn, vì thế mà thành câu nói này. Đời sau vì thế cũng gọi Nguyễn Giản Thanh là “mạo trạng nguyên,” tức trạng nguyên nhờ dung mạo.