Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Bợ
    Một loại thúng rổ nhỏ dùng để đựng hàng hóa đặc biệt hơn những loại hàng hóa để bán đại trà. Thường thường bợ được để bên dưới thúng rổ khác, hàng hóa bên trong được đậy kín và để dành cho người đã đặt mua từ trước.
  2. Phán mại
    Mua bán (phán: bán, mại: mua).
  3. Thương hàn
    Bệnh cảm lạnh theo Đông y (lưu ý phân biệt với bệnh thương hàn của Tây y, một bệnh về đường tiêu hóa).
  4. Mắt phượng
    Đôi mắt đẹp, to, dài, và hơi xếch lên như mắt phượng hoàng.
  5. Mày ngài
    Đôi lông mày thanh tú, dài và cong như râu con ngài (bướm). Hình ảnh mày ngài cũng được dùng để chỉ người con gái đẹp.
  6. Dân gian ta vẫn hay nhầm nội tạng tôm (nằm ở phần đầu) là phân nên mới có câu "Họ nhà tôm lộn cứt lên đầu."
  7. Cá chốt
    Một loài cá có rất nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, thịt có màu vàng óng hoặc trắng, dai và thơm, được chế biến thành rất nhiều món ngon hoặc để làm mắm. Cá chốt có ngạnh nhọn, đâm phải sẽ gây đau nhức. Tên gọi loài cá này bắt nguồn từ tiếng Khmer trey kanchos.

    Đọc thêm truyện Bắt cá chốt của tác giả Trần Văn.

    Cá chốt kho

    Cá chốt kho

  8. Tạo hóa
    Đấng tạo ra vạn vật theo quan niệm của người xưa.
  9. Bần
    Nghèo (từ Hán Việt).
  10. Phú
    Giàu (từ Hán Việt).
  11. Thuốc phiện
    Trước đây thường được gọi là á phiện, loại thuốc được chiết xuất từ các hạt trong vỏ mầm cây anh túc, có công dụng giảm đau và còn được dùng pha trộn để hút tiêu khiển. Một số loại á phiện có khả năng gây nghiện như moóc-phin và hê-rô-in.

    Người hút á phiện ở Bắc Kỳ (Le Tonkin) thời Pháp thuộc - những năm 1970

    Người hút á phiện ở Bắc Kỳ thời Pháp thuộc - những năm 1870

    Cây anh túc - nguồn chiết xuất thuốc phiện

    Cây anh túc - nguồn chiết xuất thuốc phiện

  12. Tài bàn
    Một trò chơi dân gian có xuất xứ từ Trung Quốc. Cách chơi tài bàn tương tự như chơi tổ tôm, tuy nhiên chỉ chơi ba người, khác với tổ tôm chơi năm người.
  13. Chạn
    Còn gọi cái tủ bếp, gác-măng-rê (âm tiếng Pháp garde à manger), đồ dùng đựng bát đĩa sạch hoặc cất thức ăn, trước làm bằng gỗ hoặc tre, nay bằng inox, gồm nhiều ngăn, các mặt thường có song thưa hoặc lưới sắt. Có khi người ta để bốn chân chạn lên bốn cái bát có chứa nước để chống kiến.

    Chạn bát ngày trước

    Chạn bát ngày trước

  14. Chó chui gầm chạn
    Thân phận hèn kém khi phải nhờ cậy người khác.
  15. Nón quai thao
    Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.

    Phụ nữ Hà Nội đội nón quai thao (đầu thế kỉ 20).

    Phụ nữ Hà Nội đội nón quai thao (đầu thế kỉ 20).

  16. Lụy
    Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
  17. Loan
    Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)

    Nào người phượng chạ loan chung,
    Nào người tiếc lục tham hồng là ai

    (Truyện Kiều)

  18. Lầu tây
    Thường được dùng như một hình ảnh ước lệ trong văn thơ xưa, để chỉ nơi có tình cảm thương nhớ, tương tư trong tình yêu đôi lứa.
  19. Ngộ
    Gặp gỡ (từ Hán Việt).
  20. Vô hồi
    Không ngừng, không hết, một cách nói của người Nam Bộ (cực vô hồi, mừng rỡ vô hồi...).
  21. Khăng khắng
    Như khăng khăng (phương ngữ Trung Bộ).
  22. Đậu đũa
    Loại đậu cho quả dài giống như chiếc đũa, trong có nhiều hạt, có thể được ăn khi còn xanh hoặc đã chín. Khi chế biến đậu đũa thường được cắt ngắn, sau đó luộc riêng hoặc xào chung với thịt bò, tôm khô...

    Đậu đũa

    Đậu đũa

  23. Đìa
    Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.

    Bắt cá trong đìa

    Bắt cá trong đìa

  24. Nơm
    Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.

    Úp nơm

    Úp nơm

  25. Bà gia
    Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
  26. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  27. Mi
    Mày, ngôi thứ hai số ít để xưng hô thân mật, suồng sã ở các tỉnh miền Trung.
  28. Chết chủ
    Từ để chửi bới, tương tự như "mất dạy" (phương ngữ Trung Bộ).
  29. Mía tiến
    Loại mía đặc sản mọc trên hai quả đồi đất đỏ là đồi Bạng và đồi ông Phụ ở Triệu Tường-Yên Vỹ, nay thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Thân mía mềm, có thể dùng tay bẻ thành từng khẩu ngắn, không cần dùng dao. Bã mía tiến có thể phơi khô tán mịn, trộn thêm các nguyên liệu như nhựa trám, bột hương bài… để làm hương. Dưới thời nhà Nguyễn, cứ đến mùa, nhân dân phải đem mía này tiến vua, nên dần thành tên là mía tiến.

    Mía Triệu Tường

    Mía Triệu Tường

  30. Chuối ngự
    Chuối quả nhỏ, khi chín vỏ rất mỏng, màu vàng, thịt chắc và thơm. Xưa kia giống chuối này được đem tiến vua nên có tên gọi là chuối ngự.

    Chuối ngự

    Chuối ngự