Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Bàu
    Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.

    Bàu sen ở Mũi Né, Bình Thuận

    Bàu sen ở Mũi Né, Bình Thuận

  2. Hói
    Nhánh sông con, nhỏ, hẹp, do tự nhiên hình thành hoặc được đào để dẫn nước, tiêu nước.

    Hói Quy Hậu

    Hói Quy Hậu

  3. Có bản chép: Yêu.
  4. Truông
    Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
  5. Truông nhà Hồ
    Một địa danh nằm giữa xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị và xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Từ nhà Hồ ngày xưa dùng chỉ đất của người Hồ (tức Chiêm Thành cũ). Theo Giáo sư Tôn Thất Bình, một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian miền Trung Việt Nam, thì xưa kia đây là một vùng đất rộng bạt ngàn, cây cối um tùm, là sào huyệt của một băng cướp rất nguy hiểm, ai đi qua cũng thường bị chúng bắt bớ, giết chóc.

    Sau này truông Nhà Hồ còn là nơi trú ngụ của các nghĩa sĩ Cần Vương đi theo vua Hàm Nghi và quan đại thần Tôn Thất Thuyết chống thực dân Pháp.

  6. Phá Tam Giang
    Tên một cái phá nay thuộc địa phận của ba huyện là Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế. Phá Tam Giang có khúc cạn khúc sâu bất thường nên việc đi lại rất khó khăn nguy hiểm.

    Ngày nay phá Tam Giang là một hệ sinh thái rộng 52 km², cung cấp hàng nghìn tấn hải sản hàng năm, đồng thời cũng là một địa điểm du lịch khá nổi tiếng của Huế.

    Phá Tam Giang

    Phá Tam Giang

  7. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  8. Nguyễn Khoa Đăng
    (1691 - 1725) Một đại thần thời Chúa Minh (Nguyễn Phúc Chu). Ông là người thông minh mưu lược, cương trực thẳng thắn, có tài xử kiện, làm quan đến chức Nội Tán kiêm Án Sát Sứ, nên nhân dân gọi ông là quan Nội Tán. Tương truyền ông có công dẹp yên giặc cướp ở truông Nhà Hồ và trừ sóng dữ ở phá Tam Giang.
  9. Có bản chép: Cấm nghiêm.
  10. Quan san
    Cửa ải (quan) và núi non (san), cũng nói là quan sơn (từ Hán Việt). Trong văn chương, quan san thường được dùng để chỉ đường sá xa xôi, cách trở.

    Người lên ngựa, kẻ chia bào
    Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san

    (Truyện Kiều)

  11. Lọ là
    Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).

    Bấy lâu đáy bể mò kim,
    Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
    Ai ngờ lại họp một nhà,
    Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!

    (Truyện Kiều)

  12. Trôn
    Mông, đít, đáy (thô tục).
  13. Chích chòe
    Tên chung của một số loài chim nhỏ, đuôi dài, ăn sâu bọ. Các loại chính chòe thường gặp là chích chòe than (lông màu đen, có đốm trắng), chích chòe lửa (có bụng màu gạch đỏ như lửa), chích chòe đất... Hiện nay chích chòe thường được nuôi làm cảnh.

    Chích chòe lửa

    Chích chòe lửa

  14. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  15. Ngãi nhơn
    Nghĩa nhân (phương ngữ Nam Bộ).
  16. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  17. Cửa lạch
    Hay cửa biển, nơi sông đổ ra biển.
  18. Sông Cầu
    Còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức (xưa kia còn có tên là sông Vũ Bình), con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình. Đây là con sông đã ghi dấu vào lịch sử với trận Như Nguyệt năm 1077, khi quân đội nhà Lý do danh tướng Lý Thường Kiệt chỉ huy đánh bại đội quân xâm lược hơn ba mươi vạn quân của nhà Bắc Tống.

    Sông Cầu

    Sông Cầu

  19. Đỗ quyên
    Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.

    Chim tu hú

    Chim tu hú

  20. Huế
    Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đôthần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...

    Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương, một biểu tượng của Huế

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương, một biểu tượng của Huế

    Thành Nội, Huế

    Thành Nội

  21. Ngưu Lang, Chức Nữ
    Còn có các tên chàng Ngưu ả Chức hay ông Ngâu bà Ngâu, hai nhân vật trong truyện cổ tích Ngưu Lang Chức Nữ có mặt trong văn hóa của cả Việt Nam và Trung Quốc. Trong phiên bản Việt Nam, Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, còn Chức Nữ là một tiên nữ dệt vải, vì say mê nhau nên trễ nải công việc. Ngọc Hoàng giận dữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người ở đầu kẻ ở cuối sông Ngân, và chỉ được gặp nhau mỗi năm một lần vào đêm rằm tháng Bảy âm lịch, trên một cây cầu do đàn quạ bắc nên (gọi là cầu Ô Thước). Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt, nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa, người trần gọi là mưa ngâu.
  22. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  23. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  24. Đa mang
    Tự vương vấn vào nhiều tình cảm để rồi phải đeo đuổi, vấn vương, dằn vặt không dứt ra được.

    Thôi em chả dám đa mang nữa
    Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng

    (Xuân tha hương - Nguyễn Bính)

  25. Thuyền quyên
    Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟  tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.

    Trai anh hùng, gái thuyền quyên
    Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng

    (Truyện Kiều)

  26. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  27. Bể dâu
    Từ tiếng Hán thương hải tang điền (biển xanh, nương dâu). Tiếng Việt ta có thành ngữ là bãi bể nương dâu. Theo Thần tiên truyện, tiên nữ Ma Cô nói với Vương Phương Bình rằng "Từ khi được hầu tiếp ông đến nay đã thấy biển xanh ba lần biến thành nương dâu."

    Các từ ngữ bể dâu, bãi bể nương dâu, dâu biển (biển dâu) đều chỉ sự biến đổi, thăng trầm của cuộc đời.

    Trải qua một cuộc bể dâu
    Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

    (Truyện Kiều)

  28. Luông
    Cách may giấu đường chỉ một bên. Đối với luông là ép, cách may để lộ đường chỉ ra cả hai bên.
  29. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  30. Lê Hy
    (1646-1702) Danh sĩ đời vua Lê Huyền Tông, hiệu Trạm Khê, quê tổng Thạch Khê, huyện Đông Sơn, nay là thôn Thạch Khê, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông làm quan đến chức thượng thư bộ Binh, rồi thăng Tham tụng, trông coi cả Trung thủ giám tước Lai Sơn Bá. Khi làm quan ông có tiếng là nghiêm khắc.
  31. Thiên hạ
    Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").

    "Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)

  32. Nguyễn Quán Nho
    (1638-1708) Một vị quan dưới thời Lê trung hưng. Ông là người làng Đông Triều, xã Vãn Hà, huyện Thụy Nguyên, thuộc thừa tuyên Thanh Hóa, nay thuộc thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Ông làm quan đến chức Tể tướng (nên còn được gọi là Tể tướng Vạn Hà), rất mực liêm khiết, khoan dung, thương dân như con.

    Tể tướng Nguyễn Quán Nho

    Tể tướng Nguyễn Quán Nho

  33. Âu ca
    Cùng ca hát vui vẻ (từ chữ Hán: âu 謳  nghĩa là cùng cất tiếng, và ca 歌  là hát, ngâm).
  34. Bà gia
    Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
  35. Đỏ
    Con gái (phương ngữ Bắc Bộ).
  36. Tháp Chiên Đàn
    Một trong những ngôi tháp Chàm cổ của người Chăm Pa, nay thuộc làng Chiên Đàn, xã Tam An, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 10, đầu thế kỷ 11.

    Tháp Chiên Đàn

    Tháp Chiên Đàn

  37. Đình Mỹ Thạch
    Một ngôi đình nằm bên bờ sông Bàn Thạch, thuộc phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Đình được xây dựng vào năm 1833, là nơi sinh hoạt văn hoá và thờ cúng các bận tiền nhân có công khai phá và lập làng.

    Đình Mỹ Thạch

    Đình Mỹ Thạch

  38. Sông Trường Giang
    Tên một con sông chạy dọc theo bờ biển ở tỉnh Quảng Nam. Con sông này khá đặc biệt ở chỗ nó không hề có thượng lưu và hạ lưu mà cả hai đầu sông đều đổ ra biển. Đầu sông phía nam đổ ra biển tại cửa Hòa An (hay An Hòa), huyện Núi Thành, đầu sông phía bắc đổ ra biển tại cửa Đại, thị xã Hội An.

    Sông Trường Giang

    Sông Trường Giang