Những bài ca dao - tục ngữ về "tái giá":

Chú thích

  1. Xuất giá
    Lấy chồng (từ Hán Việt)
  2. Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.

    Mõ

  3. Húy nhật
    Ngày kị, ngày giỗ. Từ Hán Việt húy nghĩa là tên của người chết.
  4. Chính thê
    Vợ chính, vợ cả.
  5. Đoạn trường
    Đau đớn như đứt từng khúc ruột (đoạn: chặt đứt, trường: ruột). Theo Sưu thần kí, có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, kêu thảm thiết. Ít lâu sau thì vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt thành từng đoạn.
  6. Khúc nôi
    Nỗi lòng tâm sự thầm kín khó nói ra (từ cũ). Cũng nói là khúc nhôi.
  7. Tiết phu tiết phụ
    Giữ trọn tình nghĩa vợ chồng.
  8. Tuần
    Một lần rót (rượu, trà...)
  9. Đồng tịch đồng sàng
    Cùng chiếu cùng giường (từ Hán Việt đồng: cùng, tịch: chiếu; sàng: giường), dùng để chỉ quan hệ vợ chồng.
  10. Đồng sinh đồng tử
    Sống chết có nhau.
  11. Ở hướng nam thì về hướng nam, ở hướng tây thì về hướng tây.
  12. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  13. Thê nhi
    Vợ con (từ Hán Việt).
  14. Thần vì
    Cũng gọi là thần vị, thần chủ, chỉ bài vị của người chết.
  15. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  16. Tiểu
    Lọ nhỏ bằng sành, thường dùng để đựng tro cốt người chết sau khi hỏa táng.
  17. Hồi
    Cũng gọi là tai vị, một loại cây mọc nhiều ở các vùng rừng núi miền Bắc, cho quả có nhiều cánh giống hoa nên thường được gọi là hoa hồi. Hồi là một loại dược liệu (hồi hương) và hương liệu, và cũng là một gia vị dùng khi nấu phở.

    Quả hồi

    Quả hồi

  18. Chữ thọ và hoa hồi là chữ và họa tiết trang trí trên bàn thờ.
  19. Ba năm hai mươi bảy tháng
    Thời hạn vợ để tang chồng. Theo Thọ gia mai lễ, con để tang cha mẹ, vợ để tang chồng ba năm, đời sau rút lại thành hai năm ba tháng, gọi là đại tang.
  20. Độ
    Lần, dịp.
  21. Tam tòng
    Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:

    Tại gia tòng phụ:  khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
    Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
    Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.

  22. Mự
    Mợ (phương ngữ).