Rau muống bắt cuống rau răm
Làm chi đến nỗi chàng cầm cổ tay
Xin chàng hãy bỏ tay ra
Đến mai về cửa về nhà sẽ hay
Chàng đừng cầm lấy cổ tay
Khi xưa cành mận mà nay cành đào
Ngẫu nhiên
-
-
Giấu đầu hở đuôi
Giấu đầu hở đuôi
-
No nên bụt, đói ra ma
No nên bụt, đói ra ma
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ra đường sợ nhất Min-khơ
-
Có bệnh thì vái tứ phương
Có bệnh thì vái tứ phương
Không bệnh chẳng mất nén hương, giấy vàng -
Bạn về răng được mà về
-
Trăm voi không được bát nước xáo
Trăm voi không được bát nước xáo
-
Ở sao cho được lòng người
Ở sao cho được lòng người
Ở rộng người cười, ở hẹp người chê -
Anh về em nắm cổ tay
Anh về em nắm cổ tay
Em dặn câu này anh chớ có quên:
Đôi ta đã trót lời nguyền
Chớ xa xôi mặt mà quên mảng lòng -
Đêm nằm gốc thị mơ màng
-
Tin nhau buôn bán cùng nhau
-
Vui từ trong cửa vui ra
Vui từ trong cửa vui ra
Buồn từ ngã bảy, ngã ba buồn về.Dị bản
Vui từ cửa ngõ vui ra
Buồn từ đường cái, ngã ba buồn về
-
Tây Nguyên dốc đứng cao mù
-
Chẳng ốm chẳng đau, làm giàu mấy chốc
Chẳng ốm chẳng đau, làm giàu mấy chốc
-
Xa xôi ăn một miếng trầu
-
Trèo đèo lặn suối qua truông
-
Nặng tình hạt muối Sa Huỳnh
-
Anh về mượn thuổng đào hồ
-
Cao cờ không bằng cao cổ
-
Mẹ già chặt đũa từ em
Chú thích
-
- Rau răm
- Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.
-
- Mận
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, hoa trắng, nở vào mùa xuân. Quả mận vị chua ngọt, có loại vỏ màu tím, xanh nhạt, vàng, hay đỏ. Các bộ phận của cây mận như quả, rễ, nhựa, lá, nhân hạt... đều có tác dụng chữa bệnh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Min-khơ
- Cách phát âm của Minsk, một nhãn hiệu xe máy lấy theo tên thủ đô của nước Cộng hòa Belarus, trước đây thuộc Liên Xô. Xe Minsk rất có tiếng ở nước ta vào thời kì bao cấp, khi phong trào đưa người đi lao động và học tập tại các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa lên cao.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thị
- Loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cho quả màu vàng, rất thơm, ăn được.
Trước giờ ra về, bao giờ nó cũng bóc thị ra và hai đứa tôi cùng ăn. Ăn xong, chúng tôi không quên dán những mảnh vỏ thị lên bàn rồi ngoẹo cổ nhìn. Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là hoa cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng.
(Mắt biếc - Nguyễn Nhật Ánh)
-
- Nhời
- Lời nói (phương ngữ miền Bắc).
-
- Pha phôi
- Lẫn lộn, điên đảo.
-
- Phi nghĩa
- Trái đạo đức, không hợp với lẽ công bằng.
-
- Tây Nguyên
- Khu vực địa lí hiện nay bao gồm năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, nằm ở vùng Nam Trung Bộ. Tây Nguyên nằm ở độ cao 500-600m so với mặt nước biển, trập trùng đồi núi, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc: Kinh, Gia Rai, Ba Na, Ê Đê, Xê Đăng, Mơ Nông... và nhờ vậy mà có những nét văn hóa riêng hết sức độc đáo: đàn T'rưng, nhà sàn, rượu cần, cồng chiêng...
-
- Khu
- Đít, mông (phương ngữ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Tui
- Tôi (khẩu ngữ).
-
- Thượng thiên
- Trên trời (từ Hán Việt).
-
- Cựu
- Cũ, xưa (từ Hán Việt).
-
- Nẫu
- Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
-
- Sa Huỳnh
- Một địa danh thuộc địa phận hai xã Phổ Châu và Phổ Thạnh của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Trước đây, địa danh này có tên là Sa Hoàng (bãi cát vàng), song vì chữ Hoàng trùng tên với chúa Nguyễn Hoàng nên đọc trại ra thành Sa Huỳnh. Nơi đây nổi tiếng với nền văn hóa Sa Huỳnh - một trong ba cái nôi của nền văn minh Việt Nam cổ xưa, cùng với văn hóa Đông Sơn và văn hóa Óc Eo.
-
- Trà Quế
- Tên một ngôi làng nằm cách phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam khoảng 3 km về hướng Đông Bắc. Tại đây có nghề truyền thống là trồng rau, nên còn gọi là làng rau Trà Quế.
-
- Thuổng
- Công cụ đào xới đất, tương tự cái xẻng. Từ này ở miền Trung cũng được gọi chệch thành xuổng.
-
- Sen
- Loài cây mọc dưới nước, thân hình trụ, lá tỏa tròn, cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhị vàng.
-
- Cao cờ không bằng cao cổ
- Người trong cuộc dù có đánh cờ giỏi (cao cờ) cũng chưa chắc đã thấy rõ nước cờ bằng người ngoài cuộc nhìn vào (cao cổ).
-
- Ve
- Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...