Vô chùa lạy Phật cầu chồng
Ông Phật ổng nói đàn ông hết rồi
Ngẫu nhiên
-
-
Ông vừa qua, bà vừa đến
Ông vừa qua, bà vừa đến
-
Ở nhà nhất mẹ nhì con
-
Bằng trái cau mà đau hai bệnh
-
Chẳng chua cũng thể là chanh
Chẳng chua cũng thể là chanh
Chẳng ngọt cũng thể cam sành chín cây
Chẳng khôn cũng chị lâu nay
Chị đái ra váy cũng tày em khônDị bản
-
Dở ông dở thằng
Dở ông dở thằng
-
Chó đâu chó sủa chỗ không
Chó đâu chó sủa chỗ không
Chẳng thằng ăn trộm cũng ông ăn màyDị bản
Chó cắn chẳng cắn chỗ không
Chẳng thằng ăn trộm, cũng ông ăn mày
-
Cáo chết ba năm quay đầu về núi
-
Hôm nay đăng chắn ở Mang
-
Qua cầu ngả nón trông cầu
-
Thấy cây mà chẳng thấy rừng
Thấy cây mà chẳng thấy rừng
-
Duyên anh hay là phận tôi
Duyên anh hay là phận tôi
Buôn trầu gặp nắng, buôn vôi mưa dầm -
Giếng này là giếng cựu trào
-
Lầm rầm như đĩ khấn tiên sư
-
Hoa ơi hoa nở làm chi
-
Ô kìa con cái nhà ai
Ô kìa con cái nhà ai
Cái váy thì dài, áo ngắn ngang hông!
Thấy ai giương mắt ra trông
Nghề nghiệp chẳng có, chổng mông kêu trời! -
Thương con thì cho ăn tiết, giết con thì cho ăn gan
-
Mẹ ơi thương lấy rể nghèo
Mẹ ơi thương lấy rể nghèo
Khoa tay vớt bọt, lấy bèo nuôi nhau -
Đầu Bần, thân Mao, máu đào Thụ Phúc
-
Trời gầm cóc nhái đua theo
Chú thích
-
- Giá
- Mầm non của cây đậu, thường là đậu xanh.
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Mù u
- Một loại cây gỗ lớn khá quen thuộc ở Trung và Nam Bộ. Cây mù u cùng họ với cây măng cụt, lớn chậm, gỗ cứng, thường mọc dọc bờ sông rạch, quả tròn, vỏ mỏng, hạt rất cứng có thể dùng để ép lấy dầu. Dầu mù u có nhiều dược tính và được dùng làm nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc trị bòng và chăm sóc da. Xưa kia, người dân Nam Bộ thường dùng dầu mù u như một nhiên liệu tự nhiên sẵn có và rẻ tiền để thắp đèn. Cây mù u còn cho gỗ tốt, thường được dùng để đóng ghe thuyền.
-
- Cam sành
- Một loại cam có vỏ dày, sần sùi, thịt có màu cam hoặc vàng đậm, nhiều nước, được xem là một giống cam rất ngon.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Sơn lâm
- Núi rừng (từ Hán Việt). Cũng nói san lâm hoặc lâm san.
-
- Cáo chết ba năm quay đầu về núi
- Bắt nguồn ở thành ngữ tiếng Hán "Hồ tử thú khâu", có nghĩa là "Cáo chết hướng [về] gò". Câu này chỉ những người yêu quê hương, tuy sống ở tha phương nhưng lúc chết muốn được chôn ở quê nhà. Thành ngữ "Cóc chết ba năm quay đầu về núi" là một phiên bản sai, bị bóp méo từ câu này, theo diễn giải của học giả An Chi.
-
- Sông Mang
- Thật ra là một lạch biển ngắn (chỉ chừng 3km) nằm giữa một bên là cụm đảo Quan Lạn, Ba Mùn ở phía Đông Nam, một bên là cụm đảo Trà Bàn, Trà Ngọ ở phía Tây Bắc vịnh Bái Tử Long, thuộc huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Minh Châu
- Địa danh nay là một xã đảo nằm trên đảo Quan Lạn, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay đây là một địa điểm du lịch có tiếng của địa phương.
-
- Nhà
- Bạn bè nhân ngãi.
-
- Thống nồng
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thống nồng, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Gàu
- Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.
-
- Cựu trào
- Triều cũ, thời cũ.
-
- Tiên sư
- Người dựng nên một thuyết hay một nghề nghiệp (từ Hán Việt).
-
- Tự vẫn
- Tự tử bằng cách đâm vào cổ. Có khi nói thành tự vận.
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Bần Yên Nhân
- Gọi tắt là làng Bần, một địa danh nay là thị trấn huyện lị của huyện Mỹ Hào, Hưng Yên. Làng Bần nổi tiếng với tương Bần, loại tương đặc trưng của miền Bắc, được sản xuất từ thế kỉ 19.
-
- Phượng Mao
- Tên cũ là Phương Mao, nay là một xã thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
-
- Thụ Phúc
- Tên cũ là Thụ Triền, là một xã cũ, trước đây thuộc tổng Thụ Phúc, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
-
- Đầu Bần, thân Mao, máu đào Thụ Phúc
- Nói về tướng nhà Lý là Đoàn Thượng bị quân của Trần Thủ Độ chém rụng đầu ở Bần Yên Nhân, còn phi ngựa đến Phượng Mao (có tài liệu cho là Mao Điền, Cẩm Giàng, Hải Dương) mới chắp đầu lại, cuối cùng đến Thụ Phúc mới trào máu ngã ngựa.
-
- Trời gầm
- Chỉ tiếng sấm khi trời sắp mưa, theo quan niệm của người xưa là ông trời đang gầm.
-
- Trùn
- Giun đất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).