Ngẫu nhiên
-
-
Nam mô dây sắt đo dùng
-
Thiếu tay nên phải cầm chày
Thiếu tay nên phải cầm chày
Hô lên ba tiếng dở hay đừng cườiDị bản
Thiếu tay tui phải cầm chày
Khuyên cùng với bạn dở hay đừng cười.
-
Anh thương em, không phải thương bạc với tiền
Anh thương em, không phải thương bạc với tiền,
Mà thương người nhân hậu, lưu truyền kiếp sau -
Nước sông Truồi vừa trong vừa mát
-
Cha hổ mang đẻ con thìu điu
-
Ăn nễ ngồi không, non đồng cũng lở
-
Dâu hiền như gái trong nhà
Dâu hiền như gái trong nhà
Rể thảo như thể trai ta sinh thành -
Một xương một thịt
-
Ai lên chợ Thái buôn chè
-
Ngồi đống thóc, móc đống tiền
Ngồi đống thóc, móc đống tiền
-
Đã sinh ra kiếp ở đời
Đã sinh ra kiếp ở đời
Trai thời trung hiếu hai vai cho tròn
Gái thời trinh tĩnh lòng son
Sớm hôm gìn giữ kẻo còn chút sai
Trai lành gái tốt ra người
Khuyên con trong bấy nhiêu lời cho chuyên -
Em lén phụ mẫu, may cho tình nhân cái áo
-
Có tiền em muốn mua chồng
Có tiền em muốn mua chồng
Biết rằng đáng mấy trăm đồng mà mua
Mua chồng chồng chẳng bán cho
Lạy giời phù hộ em mua được chồng -
Chuyện đời, vợ vợ chồng chồng
Chuyện đời, vợ vợ chồng chồng
Thương nhau cũng vội, dứt lòng cũng mau -
Ba mươi chưa phải là tết
Ba mươi chưa phải là tết
-
Thoạt tiên giải chiếu ra ngồi
-
Đầy tớ thì đi xe hơi
-
Mắm ruốc lộn với mắm nêm
-
Đi xa nhớ bánh tráng mè
Chú thích
-
- Thiên Lôi
- Vị thần có nhiệm vụ làm ra sấm sét theo tưởng tượng của người xưa. Thiên Lôi thường được khắc họa là một vị thần tính tình nóng nảy, mặt mũi đen đúa dữ tợn, tay cầm lưỡi búa (gọi là lưỡi tầm sét). Trong văn hóa Việt Nam, Thiên Lôi còn được gọi là ông Sấm, thần Sấm, hoặc thần Sét.
-
- Nam mô
- Phiên âm của từ Namo नमो (nghĩa là tôn kính hoặc hướng về) trong tiếng Sanskrit, để thể hiện sự sùng kính hoặc quy ngưỡng. Người theo đạo Phật thường dùng tiếng "Nam mô" để khởi đầu cho câu niệm danh hiệu các Phật và Bồ Tát. "Nam mô" còn đọc là "Nam vô" 南無 theo phiên âm từ tiếng Hán.
-
- Giạ
- Đồ đong lúa đan bằng tre (có chỗ ghép bằng gỗ), giống cái thúng sâu lòng, thường đựng từ 10 ô trở lại, thường thấy ở miền Trung và Nam (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của). Một giạ ta tùy địa phương lại có giá trị khác nhau, từ 32 cho tới 45 lít, giạ tây (thời Pháp đô hộ) chứa 40 lít. Đến giữa thế kỉ 20 xuất hiện loại giạ thùng được gò bằng tôn, chứa 40 lít.
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.
-
- Lung
- Vùng đầm nước ngập, có bùn.
-
- Truồi
- Tên một vùng đất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, gồm nhiều làng mạc trải rộng hai bên bờ sông Truồi. Lịch sử xứ Truồi bắt đầu hình thành sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và đẩy nhanh việc mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam. Tại đây có núi Truồi - một đỉnh núi thuộc dãy Bạch Mã, còn gọi là Động Truồi - và sông Truồi - con sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. "Xứ Truồi" là một địa danh rất thân thuộc với người dân Thừa Thiên-Huế.
-
- Hổ mang
- Một loại rắn rất độc, thân mình có thể dài tới 2m, không có vảy má, thường bạnh cổ ra khi bị kích thích, khi đó ở phía trên cổ trông rõ một vòng tròn màu trắng (gọi là gọng kính). Lưng có màu nâu thẫm, vàng lục hay đen, hoặc đồng màu hoặc có những dải hoa văn như những vạch ngang đơn hoặc kép sáng màu hơn.
-
- Liu điu
- Cũng gọi là thìu điu, một loài bò sát có đầu hình tam giác và thân có sọc xanh giống như rắn lục, đặc biệt đuôi rất dài, có bốn chân.
-
- Ăn nễ
- Ăn cơm không (không có đồ ăn).
-
- Một xương một thịt
- Anh chị em cùng một cha mẹ mà ra.
-
- Thái Nguyên
- Một tỉnh ở miền Bắc nước ta, nổi tiếng với nghề trồng và chế biến chè (trà).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Tình nhân
- Người yêu.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Bận
- Mặc (quần áo).
-
- Thủy chung
- Trước và sau. Thường được dùng với nghĩa (tình cảm) trước sau như một, không thay đổi. Từ này trước đây cũng được viết là thỉ chung.
-
- Cầu Long Biên
- Cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898 - 1902), là cây cầu sắt dài thứ nhì thế giới thời bấy giờ (sau cầu Brooklyn ở Mỹ). Cầu ban đầu mang tên viên Toàn quyền Đông Dương là Paul Doumer, dân gian hay gọi là cầu sông Cái, cầu Bồ Đề, cầu Dốc Gạch. Năm 1954, cầu được đổi tên thành cầu Long Biên. Là một cây cầu lâu năm và có giá trị lịch sử, hiện nay có nhiều đề xuất tu sửa, cải tạo cầu Long Biên.
-
- Mắm nêm
- Cũng gọi là mắm cái ở một số vùng, một loại mắm lên men từ cá, có nhiều ở miền Trung và miền Nam, dùng làm nước chấm trong các bữa ăn. Tùy theo phong tục từng vùng mà mắm nêm được pha với các loại gia vị khác nhau, thường là tỏi, ớt, thơm (dứa)...
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.