A bê xê là xề bánh đúc
U xê úc là cục mắm tôm
Ô mờ ôm là ôm bánh dày
A i ai là chai nước mắm
A bê xê là xề bánh đúc
Dị bản
A bê xê lợn xề bánh đúc
U xê úc là cục mắm tôm
Ô i ôi là tôi hết tiền
A bê xê lợn xề bánh đúc
U xê úc là cục mắm tôm
Ô i ôi là tôi hết tiền
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Cứt con người thì thối thì tanh,
Cứt con mình nấu canh cũng ngọt.
Nàng dâu đánh rắm gẫy răng bố chồng
– Tới đây hò thử mà chơi
Giỏ thưa gánh nước chẳng rơi hột nào?
– Anh ơi đừng nói lừng khừng
Giỏ thưa gánh nước bỏ thùng vô trong!
Điệu gì vui bằng điệu hát hò
Có một cẳng rưỡi cũng dò mà đi
Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại
Tới giờ còn ngủ chì ì
Mặt trời đã mọc, chưa đi ra cày
Trồng dừa ra đọt chặt tàu
Sợ anh đổi dạ quay đầu bỏ em
Trồng dừa ra đọt chặt tàu
Sợ em đổi dạ tham giàu bỏ anh
Bói cho một quẻ trong nhà
Con heo bốn cẳng, con gà hai chân
Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Có ý kiến lại cho rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.
Nước chảy cặc bần run bây bẩy
Gió đưa dái mít giãy tê tê
Câu đố còn có ý chơi chữ, "bần" cũng có nghĩa là nghèo túng.
Thung dung quan mới ướm lòng,
Khen rằng: "Tuyết sạch, giá trong thực là"
(Hoa Tiên truyện - Nguyễn Huy Tự)
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em sột soạt quần nâu
Bây giờ đi đâu về đâu
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)