Tái dê chấm với tương gừng
Ăn vào chồng vợ phừng phừng máu dê
Tối về vợ cứ tỉ tê:
– Ngày mai ta lại tái dê, tương gừng!
Bài đóng góp:
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem. -
Người sao kiệu bạc, ngai vàng
Người sao kiệu bạc ngai vàng
Người sao cuối chợ đầu làng kêu ca
Người sao đệm thắm chiếu hoa
Người sao ngồi đất lê la suốt ngày
Người sao chăn đắp, màn quây
Người sao trần trụi thân thây bẽ bàng
Người sao võng giá nghênh ngang
Người sao đầu đội vai mang nặng nề
Người sao năm thiếp bảy thê
Người sao côi cút sớm khuya chịu sầu
Người sao kẻ quạt người hầu
Người sao nắng dãi mưa dầu long đong
Trời ơi! Trời ở bất công!Dị bản
Người thì kiệu bạc đai vàng
Người sao đầu chợ cuối đàng kêu ca
Người thì đệm gắm chiếu hoa
Người sao ngồi đất lê la tối ngày
Người thì chăn đắp, màn quây
Người sao trần trụi khố dây bẽ bàng
Người thì võng giá nghênh ngang
Người sao đầu đội vai mang nặng nề
Người thì ăn mặc phủ phê
Người sao đói rách, ê chề tấm thân.
-
Nhà gần chợ để nợ cho con
Nhà gần chợ để nợ cho con
Dị bản
Hay đi chợ để nợ cho con
-
Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa
Dị bản
Bán gà tránh gió, bán chó tránh mưa
Bán gà kiêng trời gió, bán chó kiêng trời mưa
-
Làm quan ăn lộc vua, ở chùa ăn lộc Phật
Làm quan ăn lộc vua
Ở chùa ăn lộc Phật -
Đèn tọa đăng mà em thắp ở bàn thờ
-
Nói phải củ cải cũng nghe
Nói phải củ cải cũng nghe
-
Học ăn, học nói, học gói, học mở
Học ăn, học nói, học gói, học mở
-
Anh có vợ chưa, phân lại cho tường
Dị bản
Anh có vợ chưa phải thưa cho thiệt
Kẻo lầm sao nầy, tội nghiệp cho emAnh có vợ chưa phải thưa cho thiệt
Đừng để em lầm tội nghiệp bớ anh
-
Anh có thương hay không thì em nỏ biết
-
Anh có thương em thì thương cho chắc
-
Anh có thương em đem bạc với tiền
-
Cầu Tràng Tiền sáu vài, mười hai nhịp
-
Khôn độc không bằng ngốc đàn
-
Khôn ba năm, dại một giờ
Khôn ba năm, dại một giờ
-
Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
-
Anh thương em thủng thẳng em ừ
-
Anh ra dìa em nắm chéo la làng
Dị bản
Anh ra về, em nắm vạt áo em la làng
Duyên đây không kết kiếm đàng đi đâu?
-
Anh thương em thì nói trước cho rành
-
Khẩu Phật tâm xà
Chú thích
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Võng giá
- Vua quan ngày xưa thường đi bằng võng và xe (giá) do lính khiêng.
-
- Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa
- Ngày gió gà dễ bị toi, ngày mưa thì chó xấu mã.
-
- Đèn tọa đăng
- Đèn dầu để bàn cũ.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Tường
- Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述 kể rõ sự việc, tường tận 詳盡 rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tứ sắc
- Tên một trò chơi bài lá phổ biến ở Trung và Nam Bộ. Bộ bài tứ sắc có 28 lá khác nhau, chia thành 4 màu (đỏ, vàng, xanh, trắng) và 7 cấp bậc: Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã, Tốt.
-
- Cát tê
- Tên một trò chơi bài Tây phổ biến Trung và Nam Bộ, tùy theo vùng mà cũng được gọi là các tê, cắt tê hay cạc tê.
-
- Kết nguyền
- Nguyện kết nghĩa (vợ chồng) với nhau.
-
- Cầu Tràng Tiền
- Còn có tên gọi là cầu Trường Tiền, một chiếc cầu gồm sáu nhịp dầm thép thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic, bắc qua sông Hương, ngay trung tâm thành phố Huế. Đây là một trong những chiếc cầu thép đầu tiên được xây tại Đông Dương. Tràng Tiền hay Trường Tiền đều có nghĩa là "công trường đúc tiền" vì chiếc cầu này được xây gần công trường đúc tiền của nhà Nguyễn. Sau 30 tháng 4 năm 1975, tên gọi dân gian này trở thành tên chính thức. Trước đó, cầu còn có các tên gọi khác: cầu Đông Ba (do ở gần chợ Đông Ba), cầu Mây, cầu Mống, Thành Thái, Clémenceau, và Nguyễn Hoàng.
-
- Vài
- Từ cổ là vì (kèo), kết cấu nối hai nhịp giữa hai mố cầu và tựa lên các mố đó.
-
- Nhịp cầu
- Khoảng cách giữa hai trụ cầu và mố cầu liền nhau.
-
- Tao khang
- Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Độc
- Đơn lẻ (từ Hán Việt).
-
- Thủng thẳng
- Thong thả (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dìa
- Về (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).
-
- Chéo áo
- Mảnh vải nhỏ hình tam giác may liền vào hai bên vạt áo để vạt áo rộng thêm ra ở phía dưới, theo kiểu cũ.
-
- Rành
- Biết rõ, thạo, sành.