Trai ba mươi tuổi còn xinh
Gái ba mươi tuổi như chình mắm nêm
Thà rằng đừng nói tốt hơn
Nói chi để khiến kẻ hờn người đau
Người nào mặt láng, da ngà
Trai đôi ba vợ, gái đôi ba chồng
Trời cho cày cấy đầy đồng
Xứ nào xứ ấy trong lòng vui ghê
Một mai gặt lúa đem về
Thờ cha kính mẹ nhiều bề hiếu trung
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Trên đời nhất đẹp là lồn
Nhất ngon là muối, nhất khôn là tiền
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."
Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.
Nghe bài hát Quế Sơn đất mẹ ân tình của nhạc sĩ Đình Thậm.
Về tên cây cầu này, có một sự tích: Ngày xưa, ven sông Chợ Củi, có một đôi vợ chồng từ xa đến lập nghiệp. Ngày ngày, chồng đi câu cá đổi gạo, vợ ở nhà trồng rau, vun vén gia đình. Chỗ ngồi câu cá quen thuộc của người chồng là trên một tảng đá gần bờ sông. Một đêm nọ, có cơn nước lũ từ nguồn đột ngột đổ về, người chồng bị cuốn đi. Người vợ ở nhà, đợi mãi vẫn chẳng thấy chồng về, cứ bồng con thơ thẩn ra vào, miệng luôn lẩm bẩm: "Câu gì mà câu lâu thế!" Cuối cùng, sốt ruột quá, nàng bồng con ra sông để tìm chồng. Khi hiểu ra sự việc, nàng quỳ khóc nức nở rồi ôm con gieo mình xuống dòng nước. Dân làng cảm thương đôi vợ chồng nghèo chung tình, đặt tên cho cây cầu bắc qua sông Chợ Củi là cầu Câu Lâu.
Thật ra Câu Lâu là một địa danh gốc Champa, biến âm từ chữ Pulau có nghĩa là "hòn đảo."
Theo truyền miệng trong dân gian thì tên gọi "Năm Căn" đã có từ hơn 200 năm nay. Đầu tiên, có một người Hoa Kiều tên là Chệt Hột đến đây dựng lên năm căn trại đáy, phía trên bờ thì làm rẫy. Công việc làm ăn rất phát đạt do nguồn cá tôm dồi dào và chưa có người khai thác. Thấy có nhiều hoa lợi nên những người Hoa Kiều và người Việt cũng đến đây làm ăn sinh sống, lần hồi trở nên đông đúc. Vì có vị trí thuận lợi về đường sông nên ghe xuồng thường qua lại chỗ này, và người ta căn cứ vào dấu hiệu là dãy trại đáy năm căn xuất hiện đầu tiên để gọi tên, lâu ngày thành địa danh "Năm Căn."
Giải thích cho tên gọi Bãi Xàu, nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển nêu ra mấy giả thuyết sau:
- Tương truyền ngày xưa người Khmer đang nấu cơm, bỗng nghe tin giặc sắp tới, nên hối hả ăn cơm còn sống để chạy, do đó mới gọi là srok Bày Chau, sau này người Việt đọc chệch thành Bãi Xàu.
- Khi quân triều đình nhà Nguyễn truy đuổi giặc Xà Na Téa tới đây thì quân giặc bỏ chạy khi đang nấu cơm còn sống.
- Xưa có người vào rừng đốn củi, nhân đó lấy trứng trong rừng đem luộc nấu cơm ăn. Trứng chưa chín thì cặp rắn thần xuất hiện đòi trứng, người này bỏ chạy. Lúc trở lại, lửa đã tắt, trứng đã được rắn thần lấy đi, nồi cơm thì còn sống. Hiện nay, cạnh miếu ông Ba Thắc ở xóm Chợ Cũ có hang rắn hổ ngựa, đồn rằng là chỗ đó.
Bình luận