Bãi cỏ lau khô sầu ai rã rượi
Thỏ núp lùm chờ đợi bóng trăng
Bãi dài cát nhỏ lăn tăn
Phải duyên tiền định ngàn năm cũng chờ
Tìm kiếm "sở tại"
-
-
Anh về thưa với nhà thung
-
Dao thử trầu héo, kéo thử lụa sô
-
Mồ cha, mả mẹ anh đây
-
Sợ như bò thấy nhà táng
Dị bản
Lo như bò thấy nhà táng
-
Dù ai buôn bán trăm nghề
-
Hôm qua anh đến chơi nhà
Hôm qua anh đến chơi nhà,
Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường
Thấy em nằm đất anh thương,
Anh ra Kẻ Chợ đóng giường kim phong
Giường anh kim phong
Bốn bên bịt bạc
Anh hỏi thật lòng
Có lấy anh không
Để anh mua nón thượng quai thâm
Về cho mà đội
Anh mà nói dối
Đã có quỷ thần
Một trăm việc mần
Anh chăm lo cả … -
Khăng khăng dắt ngựa xuống tàu
-
Làm trai ở đất kinh đô
-
Ăn cho, buôn so
-
Xới cơm thì xới lòng ta
-
Khóc hổ ngươi cười ra nước mắt
-
Ông Trăng mà lấy bà Trời
-
Thư dưới gửi lên
-
Con dâu tôi dại lại khờ
Con dâu tôi dại lại khờ
Nấu cơm trong bếp quên sơ, quên vần
Nấu canh như thể xà bần
Bữa mặn bữa lạt, không lần nào ngon
Làm bánh, nắn cục nắn hòn
Bỏ vô mà hấp chẳng còn chút nhưn
May áo rồi lại may quần
Tra khuy lộn ngược sau lưng vá quàng
Đi chợ phải thói ăn hàng
Mua ba đồng mắm chợ tan mới về
Về nhà rồi đi ngồi lê
Cửa nhà dơ dáy chắng hề quét lau
Nuôi heo sợ tốn cám rau
Tới mùa gặt hái giả đau ở nhà!Dị bản
Con nhà ai nho nhỏ lại khờ
Nấu cơm trong bếp quên sơ, quên vần
-
Muốn ăn khoai sọ chấm đường
-
Ông sảo ông sao
Ông sảo ông sao
Ông vào cửa sổ
Ông ở với tôi
Ông ngồi lên chiếu
Tôi biếu củ khoai
Ông nhai chóp chép
Cái tôm cái tép
Ông ghép với rau
Ăn mau chóng nậy
Ông ngồi dậy
Ông về trờiVideo
-
Bước xuống ghe nan chèo sang bến thóc
Bước xuống ghe nan chèo sang Bến Thóc
Vừa chèo vừa khóc luỵ nhỏ tày non
Áo kia đủ cặp nhưng còn thiếu hơi
Bữa nay đủ áo quen hơi
Sớm mai xa cách, trời ơi hỡi trời
Trời đà sở định đôi nơi
Đứng gần thương nhớ, trông vời sơn khê
Buồn rầu lúc tỉnh lúc mê
Nước mắt kia lai láng cũng vì thương nhau.Dị bản
Bước xuống ghe nan chèo sang Bến Thóc
Vừa chèo vừa khóc luỵ nhỏ tày non
Áo kia đủ cặp nhưng còn thiếu hơi
Bữa nay đủ áo quen hơi
Sớm mai xa cách, trời ơi hỡi trời
Trời đà sở định đôi ta
Đứng gần thương nhớ, đứng xa buồn rầu
Buồn rầu lúc tỉnh lúc mê
Nước mắt kia lai láng cũng vì thương nhau.
-
Buồn trông ngọn nước chảy dưới sông Hàn
-
Một giờ ra ngõ ngó trông
Một giờ ra ngõ ngó trông
Ngó lên ngó xuống cũng không thấy chàng
Hai giờ ra đứng đầu làng
Ngó lên ngó xuống không thấy chàng chàng ơi
Ba giờ giả chước đi chơi
Gặp người tình tứ gởi đôi lời nhắn nhe
Bốn giờ gió ủ mây che
Tưởng dè gần bạn ai ngờ mà xa
Năm giờ dời gót về nhà
Ngồi khoanh tay lại vậy mà sầu bi
Sáu giờ đèn hạt lưu ly
Nghĩ đi nghĩ lại không thấy gì người thương
Bảy giờ dọn dẹp trong giường
Đặt lưng xuống chiếu thả thường chiêm bao
Tám giờ tim lửng, dầu hao
Khi đi khi ở biết bao nhiêu tình
Chín giờ nghĩ giận phận mình
Trách răng căn số của mình mần ri
Mười giờ còn biết nói chi
Trách cho con tạo phân ly nghĩa tình
Mười một giờ mây lạc trăng chênh
Ai làm bạn cũ bênh lênh sao đành
Mười hai giờ kêu thấu trời xanh
Ai làm chim tước bỏ nhành lan mai.
Chú thích
-
- Duyên tiền định
- Duyên số đã được định sẵn từ kiếp trước, theo quan niệm nhà Phật.
-
- Nhà thung
- Thung (hay thông, xuân) là một loài cây sống rất lâu, theo Trang Tử: lấy tám ngàn năm làm một mùa Xuân, tám ngàn năm làm một mùa Thu. Hình ảnh cây thung tượng trưng cho sự trường thọ và người cha. Cách nói nhà thung, thung đường, thung đình, thung phủ (chỉ nơi cha ở), hay gốc thung, cội thung... đều phiếm chỉ người cha.
Ở trên còn có nhà thông,
Lượng trên trong xuống biết lòng có thương?
(Truyện Kiều)
-
- Tề
- Một nước thuộc thời kì Xuân Thu - Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, tồn tại từ khoảng thế kỷ 11 đến năm 221 trước Công nguyên.
-
- Sở
- Một nước thời Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc vào khoảng năm 1030 đến 223 trước Công nguyên. Với sức mạnh của mình, Sở đã tiêu diệt 45 chư hầu lớn nhỏ và ở thời hùng mạnh nhất, Sở chiếm nhiều vùng đất rộng lớn, gồm toàn bộ các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, và một phần của các tỉnh thành Trùng Khánh, Hà Nam, Thượng Hải, Giang Tô, Quý Châu, An Huy, Chiết Giang ngày nay.
-
- Sô
- Một loại vải dệt thưa, thường dùng để may màn hoặc may tang phục.
-
- Cao tổ
- Gọi tắt là ông cao, cũng gọi là ông sơ, chỉ cha của ông cố về bên nội (từ Hán Việt).
-
- Tằng tổ
- Nói tắt là ông tằng, chỉ ông cố về bên nội (từ Hán Việt).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nhà táng
- Nhà làm giả bằng tre giấy, đốt trong đám ma lớn, với mong muốn để cho người chết có nhà mà dùng.
-
- Sợ như bò thấy nhà táng
- Theo nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công: "Trong mắt con bò, cái nhà táng chẳng khác nào con quái vật, to lớn, màu sắc sặc sỡ, vằn vện […] Thế nên, khi phải đi ngang qua nhà táng, thì con bò sợ hết hồn hết vía." Một số từ điển khác thì cho rằng vì đám ma hay mổ bò, nên khi nhìn thấy nhà táng thì con bò lo sợ sẽ đến lượt nó bị người ta làm thịt.
-
- Ngày con nước
- Theo dân gian, ngày con nước được coi là một ngày xấu, trăm sự đều kị, nhất là sự việc xảy ra lại rơi vào giờ con nước (thuỷ triều) xuống. Mỗi tháng âm lịch có hai hoặc ba ngày con nước:
Tháng 1 + 7 : ngày 5 – 19
Tháng 2 + 8 : ngày 3 – 17 – 29
Tháng 3 + 9 : ngày 13 – 27
Tháng 4 + 10: ngày 11 – 25
Tháng 5 + 11: ngày 9 – 23
Tháng 6 + 12: ngày 7 – 21.
-
- Kẻ chợ
- Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
-
- Kim phong
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Kim phong, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Nón quai thao
- Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Tấn Tần
- Tên hai nước chư hầu thời Xuân Thu bên Trung Quốc. Cách nói "kẻ Tấn người Tần" chỉ sự xa xôi, cách trở.
-
- Hán Sở
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hán Sở, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Kinh đô ở đây là Huế.
-
- Mọi Cà Lơ
- Tên gọi có hàm ý khinh miệt người Bru-Vân Kiều (còn gọi người Mang Coong, Khùa, Trì), một dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở các vùng núi Quảng Trị, Quảng Bình, Đắk Lắk và Thừa Thiên-Huế. Tên gọi Cà Lơ (tiếng người Bru gọi nhau, nghĩa là bạn) xuất phát từ một tập tục kết nghĩa của người Bru, theo đó, hai người đã "kết nghĩa cà lơ" với nhau thì tình cảm gắn bó còn hơn ruột thịt.
-
- Ăn cho, buôn so
- Trong chuyện ăn uống thì có thể dễ dãi, nhưng trong chuyện buôn bán thì phải tính toán hơn thiệt kĩ càng.
-
- Xới cơm thì xới lòng ta, so đũa thì phải so ra lòng người
- Thái độ chu đáo, ân cần, nhường nhịn trong đối nhân xử thế.
Nhà thơ Xuân Diệu giảng đại ý: Người mình trước thường nấu cơm bằng rơm rạ. Cơm chín, phần trên cùng nồi thường bị ướt và nhão không ngon, phần cạnh và đáy nồi cơm dẻo và săn. Người xới thường xới phần trên cho mình trước mới xới phần ngon còn lại cho người khác, đặc biệt là ông bà, cha mẹ, khách quý. Hơn nữa, bát cơm xới không nên quá vơi hay quá đầy.
Do đũa trước đây vót bằng tre nên không đều, khi so đũa phải chọn những đôi không vênh lệch dành cho người khác trước. Chú ý: xới cơm cho người thì xới sau, còn so đũa cho người lại so trước. Chỉ trong một bữa ăn mà có hai thao tác sau–trước trái ngược hẳn nhau song mục đích lại giống nhau. Thế thật là ý nghĩa.
-
- Hổ ngươi
- Xấu hổ, tự lấy làm thẹn.
-
- Duyên số
- Số phận về tình duyên như được định sẵn từ trước theo quan điểm của Phật giáo.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Sỏ
- Đầu gia súc khi đã làm thịt.
-
- Quan viên
- Chỉ chung những người có địa vị hoặc chức vụ trong làng xã.
-
- Su sơ
- Ngu ngơ (theo Việt Nam Tự điển Khai Trí Tiến Đức).
-
- Sơ
- Dùng đũa cả (đũa bếp) xới cơm đang nấu trong nồi cho mau khô, chín cơm.
-
- Xà bần
- Đồ phế thải như gạch ngói, vôi vữa... từ các công trình xây dựng, cũng có thể hiểu rộng là rác rến. Từ này có gốc từ tiếng Trung Quốc thập bình 什平, nghĩa là "nhiều món trộn lẫn với nhau," dùng chỉ đồ ăn vụn, đồ thừa.
-
- Nhưn
- Nhân (cách phát âm của người Nam Bộ).
-
- Vá quàng
- Những người phải lao động, khuân vác nhiều, phần lưng và vai áo thường rách thành lỗ lớn. Người ta vá những chỗ ấy bằng miếng vải to, có khi không trùng màu, gọi là vá quàng.
-
- Khoai sọ
- Tên chung của một số giống khoai (khoai sọ trắng, khoai sọ sớm, khoai sọ muộn, khoai sọ nghệ, khoai sọ núi...) tương tự khoai môn như cho củ nhỏ hơn, nhiều tinh bột. Khoai sọ ăn được, thường để luộc, nấu canh hoặc nấu chè, hoặc cũng dùng làm thuốc. Ở một số vùng quê trước đây có nhiều khoai sọ mọc hoang, người dân thường tìm đào ăn trong những mùa đói kém.
-
- Lường
- Tên đoạn sông Lam chảy qua vùng thị trấn Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Tại đây có bến sông gọi là bến Đò Lường. Sông Lường là con sông gắn liền với bài hát Ví giận thương (Giận mà thương) nổi tiếng:
“Anh cứ nhủ rằng em không thương
Em đo lường thì rất cặn kẽ
Chính thương anh nên em bàn với mẹ
Phải ngăn anh không đi chuyến ngược Lường”Nghe bài hát Giận mà thương do NSND Thu Hiền trình bày.
-
- Nậy
- Lớn (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Sông Bến Thóc
- Tên dân gian của sông Thoa, tên Hán Việt là Thốc Giang, một con sông đào có thể được tiến hành từ thời chúa Nguyễn (chưa rõ năm nào), xuất phát từ Phú An, đi qua các xã Đức Hòa, Đức Tân, Đức Phong (huyện Mộ Đức) và cuối cùng đổ ra cửa Mỹ Á thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Sông có tên như vậy vì ngoài việc cung cấp nước, sông còn có tác dụng về giao thông đường thủy, chở người, thóc lúa sản xuất được ngược lên để vào sông Vệ, thông thương đi nhiều nơi.
-
- Sở định
- Định đoạt, quyết định lấy.
-
- Sơn khê
- Núi (sơn) và khe nước chảy (khê). Chỉ vùng rừng núi.
-
- Sông Hàn
- Tức Hàn Giang, một con sông nằm ở thành phố Đà Nẵng và cùng với Ngũ Hành Sơn được xem là biểu tượng của thành phố này. Sông bắt đầu từ ngã ba sông giữa quận Cẩm Lệ, quận Hải Châu và quận Ngũ Hành Sơn tới vịnh Đà Nẵng, tại chỗ giáp ranh giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà.
-
- Nha Thương chánh
- Hay còn gọi Nha Thương chính, Sở Đoan (từ chữ Pháp Douane et Régie), tên gọi của cơ quan thuế thời Pháp thuộc.
-
- Ô thước
- Con quạ (ô) và con chim khách (thước). Trong một số ngữ cảnh, từ này được dùng để gọi chung một loài chim.
-
- Giả chước
- Đánh lạc hướng người khác bằng cách làm điều gì đó để khỏi bị chú ý hoặc nghi ngờ.
-
- Đèn lưu ly
- Một loại đèn của Phật giáo, thường thấy trong các đình chùa, có dạng một đóa hoa sen.
-
- Tim
- Bấc đèn. Gọi vậy là bắt nguồn từ tên Hán Việt hỏa đăng tâm (tim của lửa đèn). Tim hay bấc đèn dầu là một sợi dây thường làm bằng bông, một đầu nhúng vào dầu, đầu kia nhô một chút khỏi bầu đèn. Để chỉnh độ sáng tối của đèn, người ta điều chỉnh độ dài ngắn của phần tim đèn nhô lên này bằng một hệ thống nút vặn.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Căn số
- Chỉ số mệnh của một người theo luật nhân quả của đạo Phật. Theo đạo Phật, số phận của một người là kết quả của những hành động trong đời sống hiện tại và cả trong những kiếp trước.
-
- Mần ri
- Như thế này (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tước
- Chim sẻ (từ Hán Việt).