Nhà rường mà lợp tranh mây
Thân anh hai vợ như dây buộc mình
Tìm kiếm "ruộng rau"
-
-
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
-
Quý hồ anh có lòng thương
-
Rạng ngày vác cuốc ra đồng
-
Trời mưa cho lúa chín vàng
Trời mưa cho lúa chín vàng
Cho anh đi gặt, cho nàng đem cơm
Đem thời bát sứ mâm son
Chớ đem mâm gỗ anh hờn không ăn -
Anh dìa mua gỗ Hoà Đa
-
Còn duyên con đỉa còn đeo
Dị bản
Còn duyên con đỉa nó đeo
Hết duyên con đỉa chèo queo nằm chờ
-
Anh ơi cố chí canh nông
-
Tháng giêng thì lúa xanh già
Tháng giêng thì lúa xanh già
Tháng hai lúa trổ, tháng ba lúa vàng
Tháng tư cuốc đất trồng lang
Tháng năm cày cuốc tiếng nàng hò lơ
Tháng sáu làm cỏ dọn bờ
Tháng bảy trổ cờ, tháng tám chín thơm
Gặt về đạp lúa phơi rơm
Mồ hôi đổi lấy bát cơm hàng ngày
Lúa khô giê sạch cất ngay
Chỗ cao ta để phòng ngày nước dâng
Mùa đông mưa bão nhiều lần
Nàng xay, chàng giã cùng ngân tiếng hò
Tháng mười cày cấy mưa to
Trông trời, trông đất cầu cho được mùa -
Nửa trưa ăn bữa cơm đồng
Nửa trưa ăn bữa cơm đồng
Xế chiều anh lượm, anh gồng anh mang
Đôi ta rảo bước nhẹ nhàng
Cánh đồng phơ phới như hàng cò bay -
Bây giờ tiền hết gạo không
-
Làm ruộng không trâu, làm giàu không thóc
Làm ruộng không trâu,
Làm giàu không thóc. -
Sim ra nụ, lúa có đòng
-
Ra đi mẹ có dặn dò
-
Chó chạy ruộng khoai
-
Cấy thưa thừa thóc, cấy dày thì cóc được ăn
Cấy thưa thừa thóc, cấy dày thì cóc được ăn
-
Một con tằm cũng phải hái dâu
Một con tằm cũng phải hái dâu
Một con trâu cũng phải đứng đồng -
Cơm ăn một bát sao no
-
Bước lên trường án, vỗ ván cái rầm
-
Bỏ thì thương, vương thì tội
Bỏ thì thương, vương thì tội
Chú thích
-
- Nhà rường
- Một loại kiến trúc cổ, ra đời vào khoảng thế kỷ 17 dưới triều đại phong kiến. Gọi là nhà rường bởi vì nhà có nhiều rường cột, rường kèo, rui mè. Cũng có tên là nhà xuyên (xiên) trính hoặc nhà đâm trính (trính là những thanh gỗ trong kết cấu mái nhà).
-
- Tranh mây
- Tấm lợp nhà làm bằng dây mây. Dây mây là một loại cây giống tre, thân nhỏ, đặc ruột, rất dẻo, nhân dân ta thường dùng để đan lát hoặc làm đồ mĩ nghệ.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Tê
- Kia (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Quý hồ
- Miễn sao, chỉ cần (từ Hán Việt).
-
- Rương
- Hòm để đựng đồ (sách vở, quần áo...) hoặc tiền vàng, thường làm bằng gỗ, có móc khóa.
-
- Dòng
- Kéo, dắt một vật gì bằng sợi dây dài.
-
- Cả
- Lớn, nhiều (từ cổ).
-
- Mấy nao
- Bao nhiêu.
-
- Dìa
- Về (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).
-
- Hòa Đa
- Tên một thôn nay thuộc địa phận xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Tại đây có món bánh tráng Hòa Đa mịn đều, dẻo thơm, không có vị chua và ít bị dính khi nhúng nước để cuốn thức ăn, là một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Phú Yên.
-
- Đỉa
- Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.
-
- Vùng
- Cánh đồng lớn gồm nhiều mảnh ruộng cùng độ cao.
-
- Canh nông
- Làm ruộng (từ Hán Việt).
-
- Năn
- Cũng viết là năng, còn gọi là mã thầy, một loại cỏ mọc hoang trên những cánh đồng ngập nước. Phần củ ăn được, lá được dùng làm vị thuốc.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Dê
- Rê, hay giê, hoạt động làm cho lúa sạch bằng cách đổ từ trên cao xuống cho gió cuốn đi những bụi rác (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sim
- Loại cây thân gỗ nhỏ, mọc hoang nhiều ở các vùng đồi núi, cho hoa màu tím, quả khi chín có thịt màu tím đậm, vị ngọt chát. Theo Đông y, tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc.
-
- Đòng
- Bông lúa non, sẽ phát triển thành hoa rồi thành hạt lúa. Lúa trổ đòng (hoặc lúa đòng đòng) là lúa đã bắt đầu ra bông, hứa hẹn vụ mùa bội thu.
-
- Rộc
- Đất trũng ven các cánh đồng, hoặc giữa hai sườn đồi núi. Cũng có nghĩa là ngòi nước nhỏ, hẹp.
-
- Ruộng gò
- Ruộng làm ở chỗ đất gò, đất cao.
-
- Chó chạy ruộng khoai
- Lông bông, không mục đích.
-
- Ương
- Ươm hạt.
-
- Trường án
- Cái bàn dài, thường là bàn làm việc trong văn phòng của quan chức.
-
- Sen đầm
- Hiến binh, lính cảnh sát chuyên bảo vệ trị an dưới thời Pháp thuộc. Từ này bắt nguồn từ tiếng Pháp gendarmerie.
-
- Lính thú
- Lính đi đóng đồn, canh phòng ở các vùng biên giới.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Xe lửa Sài Gòn
- Vào đầu thế kỉ 20, người Pháp đã tiến hành xây dựng một mạng lưới giao thông đường sắt hoàn chỉnh kết nối Sài Gòn với những tỉnh thành phụ cận. Cuối năm 1881, hệ thống xe lửa nhẹ nối liền hai khu vực chính của thành phố là Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu họat động, ban đầu chạy bằng hơi nước, sau đó chạy bằng điện. Mạng lưới này dần dần được mở rộng, lan tới Gò Vấp rồi Lái Thiêu, Thủ Dầu Một.
Nổi tiếng hơn là tuyến xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho dài 70 kí-lô-mét, khởi hành từ chợ Bến Thành, quan Bình Chánh, Bến Lức, Tân An rồi đến ga chính ở Mỹ Tho (gần vườn hoa Lạc Hồng ngày nay). Vào thời gian đầu, khi chưa có cầu Bến Lức và cầu Tân An, cả đoàn tàu phải xuống phà đế băng qua hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Tuyến đường này khánh thành vào giữa năm 1885, tồn tại 73 năm, đến năm 1958 thì ngừng hoạt động.
Nhiều dấu tích của mạng lưới đường sắt nội thị ngày xưa cũng như của tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho như đường rày, cầu, giếng nước vẫn còn tồn tại.