Tìm kiếm "ruộng rau"

Chú thích

  1. Ách
    Đoạn gỗ cong mắc lên cổ trâu bò để buộc dây kéo xe, cày bừa...

    Trâu mang ách đi cày

    Trâu mang ách đi cày

  2. Đại Đồng
    Một xã thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
  3. Theo sách Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản khoa học xã hội, 2012): Dân xã Đại Đồng coi việc lấy phân bắc để ủ bón ruộng như một tập tục thiêng liêng, ai cũng phải tuân theo.
  4. Ruộng triều
    Nguyên nghĩa là ruộng có thủy triều lên xuống, ra vào, sau dùng để chỉ những ruộng nước bùn lầy.
  5. Bắt bò cày triều
    Ruộng triều có khi bùn lầy đến thắt lưng, đến sức trâu cũng không cày bừa được. Bắt bò cày ruộng triều nghĩa là cắt đặt công việc không đúng với khả năng, không hợp lí.
  6. Bờ xôi ruộng mật
    Ruộng đất màu mỡ, phì nhiêu.
  7. Cắm thẻ ruộng
    Cắm thẻ để nhận và xác định chủ quyền của một mảnh ruộng.
  8. Cắm nêu ruộng
    Cắm cây nêu để báo cho mọi người biết là ruộng đang bị tranh chấp hay bị thiếu thuế, không ai được mua lúa, gặt hái.
  9. Thục viết không bằng biết ruộng
    Hay chữ nghĩa (thục viết) cũng không bằng giỏi canh tác làm ăn (biết ruộng).
  10. Mạ
    Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.

    Bó mạ

    Bó mạ

    Cấy lúa

    Cấy lúa

  11. Câu thành ngữ này là kinh nghiệm gieo trồng của nhân dân ta. Theo đó, trồng khoai trên ruộng mới (ruộng trước đó trồng giống cây khác) thì khoai sẽ tốt hơn. Ngược lại, khi gieo mạ nên gieo trên thửa ruộng mùa trước đã trồng lúa (ruộng quen).
  12. Gió khan
    Gió khô, không có hơi nước để kéo theo mưa.
  13. Ruộng ba bờ
    Cách nói ám chỉ bộ phận sinh dục của phụ nữ.
  14. Lờ
    Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.

    Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…

    Lờ bắt cá

    Lờ bắt cá

  15. Tua rua
    Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu (Taurus), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ. Trong bầu trời đêm thì mắt thường có thể nhìn thấy chín ngôi sao sáng nhất của cụm sao này, vì thế trong dân gian mới có câu "Sao Tua (Vua) chín cái nằm kề."

    Ảnh Chòm sao Tua Rua từ Digitized Sky Survey. Ảnh của:  NASA/ESA/AURA/Caltech.

    Ảnh Chòm sao Tua Rua từ Digitized Sky Survey.
    Ảnh của: NASA/ESA/AURA/Caltech.

  16. Ruộng ngấu
    Ruộng đã được cày bừa kĩ.
  17. Bạn điền
    Bạn nhà nông.
  18. Dâu tằm
    Loại cây thường được trồng hai bên bờ sông, chủ yếu để lấy lá cho tằm ăn. Lá và rễ dâu cũng là vị thuốc đông y. Quả dâu tằm chín cũng có thể dùng để ăn hoặc ngâm rượu, gọi là rượu dâu tằm. Ở nước ta, dâu có nhiều giống: dâu bầu, dâu da, dâu cỏ, dâu tam bội...

    Lá và quả dâu tằm

    Lá và quả dâu tằm

  19. Cau
    Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.

    Cây cau

    Cây cau

    Quả cau và lá trầu

    Quả cau và lá trầu

  20. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  21. Nào (khẩu ngữ, phương ngữ miền Trung).
  22. Sạ
    Trồng lúa bằng cách gieo thẳng hạt giống lúa xuống nước, không cần cấy.

    Gieo sạ

    Gieo sạ

  23. Hàng sông
    Còn gọi là hàng lườn, khoảng cách giữa các hàng lúa tính theo chiều đi giật lùi của người cấy.
  24. Hàng con
    Còn gọi là hàng tay, hàng lúa ngang theo chiều tay cấy.
  25. Bàu
    Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.

    Bàu sen ở Mũi Né, Bình Thuận

    Bàu sen ở Mũi Né, Bình Thuận

  26. Dây ruộng
    Một đám ruộng chạy dài.
  27. Bầu
    Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...

    Giàn bầu nậm

    Giàn bầu nậm

  28. Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).

    Giàn bí đao

    Giàn bí đao

  29. Khi trồng cây ăn trái nên trồng thưa vừa đủ để tán cây này không chạm vào hay che phủ tán cây kia, tránh được việc ngăn sáng lẫn nhau. Cũng vậy, khi đào ao nuôi cá thì ao phải đủ rộng để cá có thể phát triển tốt.
  30. Hắt
    Dứt khoát (phương ngữ Trung Bộ).
  31. Ruộng rộc
    Ruộng trũng và hẹp nằm giữa hai sườn đồi núi.
  32. Lúa nhe
    Thứ lúa cổ truyền, thân mảnh, ít hạt nhưng giã trắng nấu trong nồi đất, rất dẻo và thơm. Thứ lúa này mỗi gia đình chỉ cấy một ít, dùng vào việc cúng cơm mới.
  33. Ve
    Ve vãn, tán tỉnh.
  34. Lúa áo già
    Thứ lúa có vỏ đỏ nâu giống lông chim áo già, hạt gạo có màu đỏ, giã trắng vẫn còn màu hồng hồng, ăn ngon cơm.