Tìm kiếm "rưng rức"
-
-
Chàng nhìn thiếp rưng rưng hột lụy
-
Ngó lên trên rừng hươu, nai, chồn, thỏ
Ngó lên trên rừng hươu, nai, chồn, thỏ
Ngó xuống dưới nước lươn, lệch, chình, hôn
Dẫu mà nước chảy đá mòn
Có xa nhau đi nữa dạ em còn nhớ ghiDị bản
-
Con chim trên rừng kêu thánh tha thánh thót
-
Ai làm lá rụng cành rơi
Ai làm lá rụng cành rơi
Dĩa nghiêng cá đổ rã rời đôi ta -
Xua chim về rừng, xua cá ra sông
Xua chim về rừng
Xua cá ra sông -
Cây vàng lá rụng xung quanh
Cây vàng lá rụng xung quanh
Lòng buồn chẳng biết ngọn cành vì đâu -
Gió trên nhành rung cây nghiêng ngả
Gió trên nhành rung cây nghiêng ngả
Ve kêu sầu trong dạ bâng khuâng
Gửi lời về nhắn với tình nhân
Bấm tay kể thử, ái ân ít nhiều
Nhớ khi mô khuya sớm mĩ miều
Gió đưa duyên đẩy, dật dìu lòng thương
Nhớ khi mô đạp tuyết, giày sương
Bóng trăng nghiêng, mặt trời ngả, khổ trăm đường bạn biết chưa?
Bạn không nhớ khi hồi miếng thuốc gửi, miếng trầu đưa,
Tình không thương sao hẹn sớm hò trưa hỡi mình?
Bạn nói bạn không tham giàu, phú quý coi khinh
Cớ sao bạn phụ nghĩa tình bạn ơi!
Con cá ham mồi lạ, quẩn khúc sông dài
Con chim ham cảnh lạ, đứng hót hoài nhành cây
Gật gù chim gáy lầu tây
Chim ca ơi, chim ca hỡi, lồng đây, hãy trở về. -
Ngó lên trên rừng, non cao rú rậm
-
Nhìn nhau nước mắt rưng rưng
Nhìn nhau nước mắt rưng rưng
Phải chi kiếp trước mình đừng thương nhau -
Tóc dài thì tóc rụng đi
Tóc dài thì tóc rụng đi
Tham người có nghĩa tham chi tóc dài -
Vừa nghe tàu điện rung chuông
Vừa nghe tàu điện rung chuông
Leng keng đánh thức màn sương Tây Hồ
Đường vui rộn bánh xe bò,
Lao xao Yên Phụ tiếng hò gọi nhau
Hỏi mình: – Chuyên chở về đâu
Ngụy trang xanh ngắt một màu thế kia?
Rằng: – Rau Quảng Bá đây mà,
Rau vào xí nghiệp, rau ra chiến trường
Rau tình, rau nghĩa quê hương
Lại đây, đẩy một đoạn đường hộ rau -
Thóc nếp đãi gà rừng
Thóc nếp đãi gà rừng
-
Kiểng rầu ai kiểng rụng lá trơ chìa
-
Bên kia là một rừng mua
-
Ngày mai lên thẳng rừng giồng
Dị bản
Anh có tiền riêng cho em mượn ít đồng
Mua gan công, mật cóc thuốc chống theo anh
-
Ai làm lở bể rung ngàn
-
Gió đùng đùng mưa rung lá hẹ
-
Liếc dọc thằng trọc rụng rời
-
Quê em ở chốn rừng xanh
Chú thích
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Ăn rở
- (Nói về phụ nữ) Thèm ăn của chua hoặc các thức ăn khác thường khi mới có thai.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Giọt châu
- Giọt lệ, giọt nước mắt.
-
- Lươn
- Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.
Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...
-
- Cá lịch
- Có nơi gọi là lệch hoặc nhệch, tên chung của một số loài cá-lươn phổ biến. Cá lịch có hình dạng tương tự con lươn, mình thon dài, da trơn không vảy, đuôi thon nhọn, mắt nhỏ. Tùy vào từng loài khác nhau, cá lịch có thể có vây hoặc không vây, cũng như màu da có thể là màu trơn hoặc có đốm hay có sọc. Các loài cá lịch thường sống ở biển hoặc ở vùng nước lợ (cửa sông), nhưng cũng có thể bơi ngược dòng đến sống ở sông ngòi hay ruộng đồng nước ngọt. Vào ban ngày, cá lịch chui rúc trong bùn, cát, đến đêm thì bơi ra kiếm ăn ở tầng đáy nước. Thức ăn của cá lịch là các loài cá hay giáp xác nhỏ. Đối với người Việt Nam, cá lịch là một loài thủy sản bổ dưỡng tương tự như lươn.
-
- Cá chình
- Một loại cá có da màu đen, thân mình dài chừng 40-50cm, tròn lẳn, hơi giống lươn. Thịt cá chình dai, ngon, rất bổ dưỡng.
-
- Hôn
- Con ba ba (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Khôn
- Không (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Tề gia
- Trông nom, chăm sóc việc gia đình.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Lầu tây
- Thường được dùng như một hình ảnh ước lệ trong văn thơ xưa, để chỉ nơi có tình cảm thương nhớ, tương tư trong tình yêu đôi lứa.
-
- Ba đào
- Sóng gió, chỉ sự nguy hiểm, bất trắc (từ Hán Việt).
-
- Kim giao
- Tình nghĩa (vợ chồng, lứa đôi hoặc bè bạn) khắng khít, bền chặt.
-
- Hồ Tây
- Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
-
- Yên Phụ
- Tên cũ là Yên Hoa, một làng cổ nằm ven Hồ Tây, có nghề nuôi cá cảnh và nghề làm hương đốt. Nay là phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Ô Yên Phụ nằm ở làng là một trong năm cửa ô nổi tiếng từ thời xưa của Hà Nội.
-
- Quảng Bá
- Tên cũ là Quảng Bố, một làng cổ nằm ven đê sông Hồng và bên bờ Hồ Tây, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Quảng Bá nổi tiếng từ xưa với nghề trồng rau, trồng đào và các loại hoa Tết. Tuy nhiên, hiện nay diện tích trồng các loại hoa đã bị thu hẹp trong quá trình đô thị hóa.
-
- Kiểng
- Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Cửu Chùa.
-
- Giồng
- Dải đất nổi cao ở ven sông do phù sa bồi đắp. Giồng có thể là do phù sa bồi đắp lâu năm tạo thành, hoặc cũng có thể do người dân tạo thành trong lúc đào kênh mương dẫn nước để lập vườn tược. Đất giồng là đất phù sa pha cát, sạch phèn, màu mỡ, nên rất thuận tiện để trồng trọt. Ở Nam Bộ có nhiều địa danh với tiền tố Giồng như Giồng Trôm, Giồng Tượng, Giồng Ông Tố...
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Ngàn
- Rừng rậm.
-
- Hẹ
- Một loại rau được dùng nhiều trong các món ăn và các bài thuốc dân gian Việt Nam.
-
- Nài
- Người trông nom và điều khiển voi, ngựa.
-
- Hạ bạn
- Ruộng thấp, chốn đồng bằng (từ Hán Việt).