Tìm kiếm "chăn gối"
-
-
Lá bàng tai trâu, sầu đâu chân chó
-
Quan kỳ bất ngữ chân quân tử, hạ thủ vô hồi đích trượng phu
-
Chồng em vừa xấu vừa đen
-
Thưa ao tốt cá
Thưa ao tốt cá
-
Chàng đi trâu để em chăn
Chàng đi trâu để em chăn
Để nón em đội để khăn em cầm -
Hôm qua anh nằm nhà anh
Hôm qua anh nằm nhà anh
Chiếu hoa khăn gấm xung quanh vây màn
Gió lạnh mà thương
Đêm nằm giở giấc
Chăn bông không đắp
Màn trướng để rơi
Lấy được mình rồi
Vui vầy nhân ngãi
Lược ngà lại chải
Gương ố lại trong
Lại đắp chăn bông
Chiếu hoa lại trải
Đàn bầu sáo thổi
Vui lắm mình ơi
Mong mình lắm lắm mình ơi
Khác gì mạ úa mong trời đổ mưa -
Hỡi cô mặc áo the thâm
-
Khi vui thì muốn sống dai
-
Chân le chân vịt
-
Cỡi trâu ra, cột trâu đánh đáo
-
Chăn nuôi vừa khéo vừa khôn
Chăn nuôi vừa khéo vừa khôn
Quanh năm gà lợn xuất chuồng quanh năm. -
Giàu lợn nái, lãi gà con
Giàu lợn nái, lãi gà con
-
Hôm nay đăng chắn ở Mang
-
Vân Tiên cõng mẹ chạy ra
Vân Tiên cõng mẹ chạy ra,
Đụng phải Chà Và, cõng mẹ chạy vô.
Vân Tiên cõng mẹ chạy vô,
Đụng phải ông Tây cồ, cõng mẹ chạy ra.Dị bản
- Vân Tiên cõng mẹ chạy ra,Đụng phải cột nhà, cõng mẹ chạy vô.Vân Tiên cõng mẹ chạy vô,
-
Thương em lấy cẳng anh quèo
-
Thấy chồng đần, xỏ chân lỗ mũi
Dị bản
Được chồng yêu, xỏ chân lỗ mũi
-
Cặp chân Sáu Nhỏ cặp chỏ Chà Và
Dị bản
Cặp chân Sáu Nhỏ, cùi chỏ Chà Và Hương
-
Chó chui gầm chạn
-
Chuột gặm chân mèo
Chú thích
-
- Vẽ rắn thêm chân
- Từ thành ngữ Hán-Việt Họa xà thiêm túc 畫蛇添足, chỉ việc làm thừa thãi, vô nghĩa. Theo Chiến Quốc sách: Nước Sở có người cúng xong, cho bọn người nhà một nậm rượu. Bọn người nhà bảo nhau: "Mấy người uống thì không đủ, một người uống thì dư. Hãy thi vẽ rắn trên đất, ai vẽ xong trước thì được uống." Một người vẽ xong trước, lấy rượu uống, tay trái cầm nậm, tay phải vẽ thêm vào hình con rắn, bảo: "Tôi có thể vẽ thêm chân." Vẽ chưa xong thì một người khác đã vẽ xong rắn, giật lấy nậm rượu, bảo: "Rắn vốn không có chân, sao anh lại vẽ chân cho nó?" Rồi uống hết nậm rượu. Thế là người vẽ rắn thêm chân kia mất rượu uống.
-
- Lá bàng tai trâu, sầu đâu chân chó
- Chỉ quãng thời gian mùa xuân từ tháng hai trở đi. Theo Vũ Bằng: Trên các cành bàng, lá non hé mở và cuốn lại, chưa bung ra hết, y như thể tai trâu, còn cây sầu đâu thì từ khoảng này cũng trổ lá non nhưng nhúm lại với nhau thành một hình tròn như vết chân con chó để lại trên mặt đất, sau một đêm mưa tuyết (Thương nhớ mười hai).
-
- Quan kì bất ngữ chân quân tử, hạ thủ vô hồi đích trượng phu
- Xem đánh cờ mà không nói mới thật là người quân tử, xuống cờ không hồi lại mới đúng là bậc trượng phu.
-
- Chân chữ bát
- Chân đi khuỳnh ra hai bên như chữ bát 八, dân gian còn gọi là đi "chàng hảng."
-
- Thiên
- Trời (từ Hán Việt).
Thiên trời địa đất
Cử cất tồn còn
(Tam thiên tự - soạn giả Đoàn Trung Còn)
-
- Gấm
- Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Lược ngà
- Lược chải đầu làm từ ngà voi, là loại lược quý hiếm, đắt tiền.
-
- Đàn bầu
- Còn gọi là đàn độc huyền hoặc gọi tắt là đàn độc, vì chỉ có duy nhất một dây. Hộp đàn làm bằng ống tre hay gỗ, bầu đàn được làm từ một nửa quả bầu khô. Trước đây, dây đàn trước đây được làm bằng tơ, sau này thay bằng dây kim loại. Đàn bầu là một loại nhạc khí truyền thống rất độc đáo của dân tộc ta và chỉ duy nhất người Việt Nam mới có.
Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải về những nét độc đáo của đàn bầu Việt Nam đây và nghe nghệ sĩ ưu tú Thanh Tâm diễn tấu đàn bầu tại đây.
-
- Sáo
- Nhạc cụ thổi hơi, có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Ở ta sáo thường làm bằng ống trúc, được thổi trong những lúc hội hè.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Vải the
- Loại vải dệt bằng tơ nhỏ sợi, mỏng, thưa, không bóng, thời trước thường được dùng may áo dài khoặc khăn, màn.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Le le
- Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.
-
- Chân le chân vịt
- Trạng thái sốt ruột, đứng ngồi không yên, hoặc nửa muốn ở nửa muốn đi. Giống như một chân là chân le le (bay được), một chân là chân vịt (không bay được).
-
- Đánh đáo
- Một trò chơi dân gian của trẻ em. Để chơi, cần có một ít đồng xu và một "con cái" để đánh. Thông thường con cái này được đúc bằng chì. Khi chơi, người chơi kẻ một vạch trên nền đất, rải các đồng xu lên, rồi đứng xa một khoảng tùy thỏa thuận và ở trước một vạch khác để ném cái vào xu (gọi là đánh). Đây là một trò chơi rất phổ biến ở cả ba miền, nên mỗi miền có thể có cải biến thành luật chơi và cách chơi khác nhau.
-
- Sông Mang
- Thật ra là một lạch biển ngắn (chỉ chừng 3km) nằm giữa một bên là cụm đảo Quan Lạn, Ba Mùn ở phía Đông Nam, một bên là cụm đảo Trà Bàn, Trà Ngọ ở phía Tây Bắc vịnh Bái Tử Long, thuộc huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Minh Châu
- Địa danh nay là một xã đảo nằm trên đảo Quan Lạn, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay đây là một địa điểm du lịch có tiếng của địa phương.
-
- Nhà
- Bạn bè nhân ngãi.
-
- Thống nồng
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thống nồng, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Lục Vân Tiên
- Tên nhân vật chính, đồng thời là tên tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19, đề cao đạo lý làm người. Lục Vân Tiên là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ, cùng với Kiều Nguyệt Nga, một người con gái chung thủy, đức hạnh trải qua nhiều sóng gió nhưng cuối cùng cũng đạt được hạnh phúc.
Đối với người dân Nam Bộ, truyện Lục Vân Tiên có sức ảnh hưởng rất lớn, được xem là hơn cả Truyện Kiều của Nguyễn Du.
-
- Chà Và
- Việt hóa từ âm chữ Java, chỉ đảo Java ở Indonesia. Nhưng do từ xưa, người Việt chưa phân biệt rõ về địa lý và nhân chủng của khu vực biển đảo phía nam nên dùng từ "người Chà Và" để gọi chung những người có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia, Indonesia di cư đến Việt Nam.
-
- Theo một số nguồn, câu này tương ứng với giai đoạn Nam tiến, xâm chiếm Chân Lạp (vương quốc của người Khmer xưa) của người Việt vào khoảng thế kỷ 17, 18. Đại Nam thực lục (Tiền biên) có ghi lại rằng vào thế kỷ 17, ở quanh vùng Biên Hòa và Mỹ Tho ngày nay: "[...] thuyền buôn của người Thanh và các nước Tây dương, Nhật Bản, Chà Và đi lại tấp nập."
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Cẳng
- Chân (khẩu ngữ).
-
- Quèo
- Khều, móc (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Xỏ chân lỗ mũi
- Câu thành ngữ này vốn chỉ hành động uốn dẻo, tự xỏ chân vào lỗ mũi mình, nghĩa bóng là khoe khoang sự mềm dẻo khéo léo. Sau này "xỏ chân lỗ mũi" được hiểu là xỏ chân mình vào lỗ mũi người khác, nghĩa bóng chỉ sự hỗn láo. Câu này có một dị bản là "Xỏ dùi lỗ mũi" với ý nghĩa tương tự.
-
- Rau cần
- Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.
-
- Cặp chân Sáu Nhỏ, cặp chỏ Chà Và
- Giới võ đài và giang hồ miền nam trước 1975 có võ sĩ Sáu Nhỏ (tên thật Trần Văn Trọng) nổi tiếng cặp chân cứng đá cong sắt, còn Chà Và Hương (Ngô Văn Hương) lừng danh đòn chỏ lật.
-
- Chạn
- Còn gọi cái tủ bếp, gác-măng-rê (âm tiếng Pháp garde à manger), đồ dùng đựng bát đĩa sạch hoặc cất thức ăn, trước làm bằng gỗ hoặc tre, nay bằng inox, gồm nhiều ngăn, các mặt thường có song thưa hoặc lưới sắt. Có khi người ta để bốn chân chạn lên bốn cái bát có chứa nước để chống kiến.
-
- Chó chui gầm chạn
- Thân phận hèn kém khi phải nhờ cậy người khác.
-
- Chuột gặm chân mèo
- Việc làm liều lĩnh hoặc dại dột.