– Tối trời quân tử đi chơi
Tôi đái một chỗ đái, lội bơi trở về
– Em đái chi mà đái dại, đái khờ
Nhà cửa em trôi trước, bàn thờ em trôi sau
Tìm kiếm "một cắc"
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem. -
Vắng cơm ba bữa còn no
-
Từ ngày em về nhà này
Từ ngày em về nhà này
Tưởng ngày một khá, hóa ngày một hư
Đi chợ ăn những quà trừ
Đi tắm mất váy khư khư chạy về
Nấu cơm trên sống dưới khê
Đủ cả tứ bề như thể cháo hoa
Bữa ăn nồi bảy nồi ba
Quanh năm ngày tháng chẳng ra đồng nào
Rửa bát ngủ gật cầu ao
Ngủ trưa chồng gọi kêu sao nhức đầu
Ăn nói cảu nhảu càu nhàu
Sai em rinh nước đổ vào tàu khoai
Việc ăn em chẳng kém ai
Hễ mó đến gánh thì vai sứt hờ
Việc làm chểnh mảng thờ ơ
Lại thêm một chút làm thơ với chồng. -
Thương nhau nên phải đi tìm
Thương nhau nên phải đi tìm
Nhớ nhau một lúc như chim lạc đàn. -
Bốn cái chày đâm
-
Để nguội thì lỏng
-
Xưa kia ăn những của chồng
Xưa kia ăn những của chồng
Mới có một đồng đỏng đảnh ăn riêngDị bản
Xưa kia ăn những của chồng
Kiếm được một đồng, đủng đỉnh ăn riêng
-
Anh tiếc cho ai nuôi dạy mong chờ
Anh tiếc cho ai nuôi dạy mong chờ
Một hai ba bốn tuổi đến bây giờ em lớn khôn
Cái vành khăn em vấn đã tròn
Câu cười tiếng nói đã giòn em lại ngoan
Sợi tơ hồng đã buộc với nhân duyên
Sao em không chịu khó vác cái giang san cho chồng
Nỡ dang tay em dứt tơ hồng
Đứng đầu núi nọ mà trông bên non này
Ánh phong lưu son phấn đọa đày
Thay đen đổi trắng ai rày yêu thương
Dẫu may ra tán tía tàn vàng
Mười phương thiên hạ xem thường có vào đâu
Tấm thân em chẳng nghĩ mặc dầu
Bọn đàn bà còn để tiếng xấu về sau muôn đời
Chị em ơi, thế cũng kiếp người! -
Lâu ngày gặp ớt thù lù
-
Con vua thì ở đất vua
-
Gặp em thì gặp cho lâu
Gặp em thì gặp cho lâu
Đừng gặp một ít, thêm sầu lòng em -
Vốn anh là vốn buôn nồi
Vốn anh là vốn buôn nồi
Trượt chân một cái, lỗ lời anh đi -
Chồng em biết nắng biết mưa
-
Em như hoa gạo trên cây
Em như hoa gạo trên cây
Anh như một đám cỏ may bên đường
Lạy trời cho cả gió sương
Hoa gạo rụng xuống, lại luồn cỏ mayDị bản
Thân em như hoa gạo trên cây
Chúng anh như đám cỏ may bên đường
Lạy trời cho cả gió sương
Cho hoa gạo rụng chui luồng cỏ may
-
Đôi ta như vợ với chồng
Đôi ta như vợ với chồng
Chỉ hiềm một nỗi ông tơ hồng chưa xe -
Đôi mình mới gặp hôm nay
-
Chẳng tham nhà ngói lung linh
-
Ông trời đội mũ đi chơi
-
Rau cải nấu với cá rô
-
Còn duyên năm nguyền mười hẹn
Còn duyên năm nguyền mười hẹn
Hết duyên một hẹn cũng không
Chú thích
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bình hương
- Loại lọ bằng gỗ, sành hoặc sứ, thường có hoa văn, để cắm và thắp nhang trên bàn thờ hoặc những chỗ thờ cúng khác. Tùy theo hình dạng mà bình hương cũng gọi là bát hương hoặc nồi hương.
-
- Giở
- Nhấc (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Giò
- Chân (khẩu ngữ).
-
- Cơm khê
- Cơm nấu quá lửa, có mùi khét.
-
- Cháo hoa
- Cháo loãng, chỉ nấu bằng gạo, ninh nhừ cho đến khi hạt gạo nở bung hết cỡ.
-
- Nồi bảy, nồi ba
- Cách phân loại độ lớn của nồi thời xưa. Nồi bảy nấu được bảy lon gạo, nồi ba nấu được ba lon.
-
- Bài này có nhiều câu tương tự với bài "Cô gái Sơn Tây yếm thủng tày giần."
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Căn duyên
- Theo giáo lý nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên nợ từ kiếp trước, hay còn gọi là nhân duyên. Lấy bản tính làm nhân duyên, gọi là căn duyên. Còn lấy ngoại cảnh làm duyên gọi là trần duyên. Cũng có sách gọi căn duyên là tâm duyên.
-
- Giang sơn
- Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
-
- Phong lưu
- Ngọn gió bay (phong), dòng nước chảy (lưu). Từ này vốn nghĩa là phẩm cách, tinh thần riêng của mỗi người, hiểu rộng ra là sung sướng, vui với cảnh, không phải chịu buồn khổ.
Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
Nợ phong lưu kẻ giả có người vay
(Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Tàn
- Cũng gọi là tán, đồ dùng có cán dài cắm vào một khung tròn bọc nhiễu hoặc vóc, xung quanh rủ dài xuống, để che cho vua quan thời xưa, hoặc dùng trong các đám rước.
-
- Chín phương trời, mười phương Phật
- Một khái niệm của dân gian Trung Quốc và Việt Nam. Có một số cách giải thích khác nhau về khái niệm này, trong đó có: Chín phương trời (cửu thiên) gồm Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc và trung ương. Mười phương Phật (thập phương chư Phật) gồm có Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc, trên trời, dưới đất. Cũng có ý kiến cho rằng mười phương Phật gồm có cửu thiên cộng với Niết Bàn.
Mười phương (thập phương) vì vậy mang nghĩa là rộng khắp, tất cả mọi nơi.
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Ních
- Nhét cho đầy, cho chặt. Còn có nghĩa là ăn tham, ăn một cách thô tục.
-
- Ngụ cư
- (Người) từ nơi khác đến và sinh sống ở nơi không phải là quê hương của mình.
-
- Chánh chi
- Những chi họ định cư chính thức lâu đời tại một làng, một địa bàn nào đó, để phân biệt với dân ngụ cư là những người mới đến lập nghiệp.
-
- Gạo
- Loại cây thân mộc, có hoa đỏ thường nở vào tháng 3 âm lịch, thời điểm hết xuân sang hè. Cũng như cây đa, cây hoa gạo là một nét bản sắc quen thuộc của làng quê Việt Nam, thường mọc ở đầu làng, cạnh đình, bến sông... Hoa gạo còn có tên Hán Việt là mộc miên, người Tây Nguyên gọi là hoa pơ-lang.
-
- Hun
- Hôn (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nén
- Đơn vị đo khối lượng trước đây, tương đương 378 gram. Một nén bằng mười lạng, một lạng bằng 10 đồng.
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.