Thuyền ai ba bốn chiếc nghinh ngang
Chiếc nào chưa vợ để thế gian đi nhờ?
Để làm chi lững đững lờ đờ
Kẻ đi không dứt, người ngồi chờ căn duyên
Gá lời kêu chàng ở dưới thuyền
Đưa em qua đó, hết nhiêu tiền trả cho!
Làm người đừng có so đo
Ta chưa trốn chợ lật đò mấy khi
Chèo thuyền ra rước mau đi
Kẻo mà thục nữ chờ lâu mất lòng
– Thuyền anh ba bốn chiếc bộn bề
Chiếc vô Gia Định, chiếc về Nha Trang
Còn dư một chiếc đưa nàng
Em ơi bước xuống để chàng đưa qua
Đưa em về tới quê nhà
Chữ ân là nặng, còn là chữ duyên
Tìm kiếm "Bà còng"
-
-
Ngồi banh ba góc
-
Em thác ba năm xương tàn cốt rụi
-
Cá hai ba buổi chợ, bụng lỡ bợ lỡ bưng
Cá hai ba buổi chợ, bụng lỡ bợ lỡ bưng
-
Cải lên ba lá ai nỡ ngắt ngồng
-
Rèm sưa ba bức mành mành
-
Nhà ta ba bốn chị em
Nhà ta ba bốn chị em
Mẹ ta còn thèm một chút rể xa
Ta về ta bảo mẹ ta
Rể gần cho ruộng, rể xa cho tiền -
Ná tháng ba hơn tre già tháng tám
-
Hai ngang ba phết
Hai ngang ba phết,
Từ Hà Nội cho đến kinh thành
Quan sầu dân thảm hỏi anh chữ gì?
– Hai ngang ba phết là chữ thất,
Thất là thất thủ kinh đô,
Quan sầu dân thảm vì mưu đồ ông Quận thâm.Dị bản
-
Ở đời ba bảy lần chồng
Ở đời ba bảy lần chồng
Miễn sao giữ được một lòng là hơn -
Đêm qua bà thức như chong
-
Làm đĩ ba đông lấy chồng cũng đẹp
Làm đĩ ba đông lấy chồng cũng đẹp
-
Cang thường ba má biểu đừng
-
Con so ba tháng mười ngày
-
Xéo xéo ba góc
-
Nhất nhì ba bét
Nhất nhì ba bét
Sấm sét bẹt đầu
Qua cầu rửa đít
Trèo lên cây mít
Gai đâm vào đít
Mẹ ơi đau đít
Rửa đít cho conDị bản
Nhất nhì ba bét
Sấm sét bẹt đầu
Có con chim chích
Chui vào lỗ đít
Mặc quần xi líp
Chổng đít lên trời
Tối về gặp ma
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tổ cha ba đứa có lồn
-
Ở hóa ba năm, lấy chồng buồn ngủ
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Lưỡi cày ba góc chẻ ba
Lưỡi cày ba góc chẻ ba
Muốn đem đòn gánh mà tra lưỡi cày -
Nắng tháng ba, hoa chẳng héo
Nắng tháng ba, hoa chẳng héo
Chú thích
-
- Nghinh ngang
- Nghênh ngang.
-
- Căn duyên
- Theo giáo lý nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên nợ từ kiếp trước, hay còn gọi là nhân duyên. Lấy bản tính làm nhân duyên, gọi là căn duyên. Còn lấy ngoại cảnh làm duyên gọi là trần duyên. Cũng có sách gọi căn duyên là tâm duyên.
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Gia Định
- Tên gọi một tỉnh ở miền Nam nước ta dưới thời triều Nguyễn. Tỉnh Gia Định xưa nằm giáp ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, có thủ phủ là thành Gia Định. Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1957, tỉnh Gia Định gồm 6 quận: Gò Vấp, Tân Bình, Hóc Môn, Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, đến năm 1970 thêm Quảng Xuyên và Cần Giờ. Đến tháng 6/1975, tỉnh Gia Định (ngoại trừ 2 quận Cần Giờ và Quảng Xuyên) được sáp nhập với Đô thành Sài Gòn, cộng thêm một phần các tỉnh Long An, Bình Dương, Hậu Nghĩa để trở thành thành phố Sài Gòn - Gia Định. Đến ngày 2 tháng 7 năm 1976, thành phố Sài Gòn - Gia Định được chính thức đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày nay, địa danh Gia Định chỉ còn dùng để chỉ khu vực trung tâm quận Bình Thạnh của Thành phố Hồ Chí Minh.
-
- Nha Trang
- Một địa danh thuộc tỉnh Khánh Hòa, hiện là một thành phố biển nổi tiếng không chỉ ở nước ta mà trên cả thế giới về du lịch biển, đồng thời là một trong những trung tâm kinh tế của cả nước.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên "Nha Trang" được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là "sông Lau," tiếng người Chăm gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, vì chỗ con sông này đổ ra biển mọc rất nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất từ năm 1653.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Con nhạc bạch: Con chim nhạn màu trắng.
-
- Nói
- Hỏi cưới (phương ngữ).
-
- Ngồng
- Thân non của một số cây như cải, thuốc lá... mọc cao lên và ra hoa. "Ngồng" cũng có nghĩa là trổ hoa ở các loại cây này.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Sưa
- Thưa (phương ngữ).
-
- Mành mành
- Đồ dùng được làm từ tre, gỗ hoặc nhựa, thường được treo ở cửa chính hoặc cửa sổ nhà ở để che bớt ánh sáng.
-
- Chỉ trận Kinh thành Huế.
-
- Nguyễn Văn Tường
- Một nhân vật lịch sử của nước ta vào cuối thế kỉ 19. Ông sinh năm 1824 tại Triệu Phong, Quảng Trị, làm quan đến chức phụ chính đại thần dưới triều Nguyễn, chủ trương đánh Pháp. Năm 1874, do tình thế bắt buộc, ông phải đại diện triều đình kí kết hòa ước Giáp Tuất, công nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp. Năm 1884, ông cùng Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi lên ngôi. Năm 1885, trận Kinh thành Huế thất bại, ông cùng Tôn Thất Thuyết phò vua bôn tẩu khắp nơi. Sau ông về trở về hợp tác với Pháp, chịu nhiều nghi kị. Sau ông bị đày đi Tahiti và mất ở đó vào ngày 30/7/1886.
Từng có nhiều nhận xét khen chê của hậu thế về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Văn Tường, nhưng cho đến nay đã thống nhất: ông là người có công với dân tộc.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dừ
- Giờ, bây giờ. Còn đọc là giừ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Dong
- Một loại cây thân thảo có lá rộng, được dùng chủ yếu để gói bánh chưng, bánh tét, bánh nếp, bánh tẻ. Bánh gói lá dong sau khi luộc có mùi thơm đặc biệt và dễ chịu. Lá dong còn được dùng để cất giấm bằng cách ngâm lá với rượu hoặc nước đường.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Con so
- Con đầu lòng.
-
- Mần chi
- Làm gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hóa
- Góa (từ cũ).