Ra đường bà nọ bà kia
Về nhà không khỏi cái nia cái sàng
Ra đường võng giá nghênh ngang
Về nhà hỏi vợ: Cám rang đâu mày?
– Cám rang tôi để cối xay
– Hễ chó ăn hết thì mày với ông!
Tìm kiếm "Bà còng"
-
-
Vua Ngô ba mươi sáu tàn vàng
-
Con lên ba cả nhà học nói
Con lên ba cả nhà học nói
-
Vắng cơm ba bữa còn no
-
Cải lên ba lá ngắt ngồng
Dị bản
Cải non ai nỡ ngắt ngồng
Ở vậy nuôi mẹ, lấy chồng sao nên?
-
Nước ngã ba chảy ra giồng Dứa
-
Củi mục bà để trong rương
-
Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng
Mua danh ba vạn
Bán danh ba đồng -
Tre lên ba lóng còn non
-
Tôi chầu bà chúa khoai lang
-
Anh về ba bữa anh lên
-
Một năm ba trăm sáu mươi ngày
Một năm ba trăm sáu mươi ngày
Ước gì được sống một ngày bên em
Miếng trầu cánh phượng em têm
Trao anh anh giữ cả đêm lẫn ngày
Khi mô rỗi rãi cấy cày,
Giở ra xem chút cho khuây dạ buồn
Khi mô lội suối trèo non
Đói cơm, anh giở ra hôn trầu này
Trầu này có mặn có cay,
Cũng là duyên nghĩa một ngày trao nhau -
Bước lên ba bước ngập ngừng
Bước lên ba bước ngập ngừng
Thương nhau để dạ, nước mắt đừng như mưa -
Bước đi ba bước lại ngừng
Bước đi ba bước lại ngừng
Đôi ta ở vậy cầm chừng đợi nhau
Thương mình nên ốm nên đau
Thuốc uống không mạnh biết làm sao ở đời -
Bước đi ba bước lại ngừng
-
Mạ chiêm ba tháng chưa già
-
Nước Đông Ba chảy qua Đập Đá
-
Anh tham ba chốn bốn quê
Anh tham ba chốn bốn quê
Anh phụ lời thề anh cực tấm thân -
Thân anh ba mươi mốt tuổi đầu
Thân anh ba mươi mốt tuổi đầu
Vợ anh chưa có
Đêm nằm vò võ
Một xó giường không
Có cực hay không?
Có thảm hay không?
Người năm bảy vợ, người không vợ nào -
Cây đa ba nhánh chín chồi
Chú thích
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Võng giá
- Vua quan ngày xưa thường đi bằng võng và xe (giá) do lính khiêng.
-
- Cối xay
- Dụng cụ nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo, hoặc để nghiền các hạt nông sản. Ngày nay cối xay ít được sử dụng vì được thay thế bằng các loại máy xay công nghiệp có hiệu suất cao hơn.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Tàn
- Cũng gọi là tán, đồ dùng có cán dài cắm vào một khung tròn bọc nhiễu hoặc vóc, xung quanh rủ dài xuống, để che cho vua quan thời xưa, hoặc dùng trong các đám rước.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Chúa Chổm
- Tên gọi dân gian của Lê Trang Tông, vị vua đầu tiên thời Lê Trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Giai thoại kể rằng thuở nhỏ ông rất nghèo, thường phải đi vay mượn để sống qua ngày, vì vậy có thành ngữ "nợ như chúa Chổm." Xem thêm trên Wikipedia.
-
- Giở
- Nhấc (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Giò
- Chân (khẩu ngữ).
-
- Ngồng
- Thân non của một số cây như cải, thuốc lá... mọc cao lên và ra hoa. "Ngồng" cũng có nghĩa là trổ hoa ở các loại cây này.
-
- Giồng Dứa
- Một bộ phận của Ba Giồng ở tỉnh Tiền Giang, xuất phát từ xã Tam Hiệp chạy đến cặp lộ Đông Dương (quốc lộ I) thuộc ấp Đông xã Long Định huyện Châu Thành, nằm cách trung tâm thành phố Mỹ Tho 10km về phía Tây. Do ở đây có nhiều cây dứa gai mọc hoang um tùm nên nhân dân địa phương gọi là Giồng Dứa.
-
- Châu
- Nước mắt. Người xưa ví nước mắt như giọt châu (ngọc).
Giọt châu lã chã khôn cầm
Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương
(Truyện Kiều)
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
-
- Lóng
- Đốt (lóng tay: đốt tay, lóng mía: đốt mía, lóng tre: đốt tre...) (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bánh giầy
- Cũng viết là bánh dầy hoặc bánh dày, một loại bánh truyền thống của dân tộc ta. Bánh thường được làm bằng xôi đã được giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn. Bánh có thể được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giỗ tổ), nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo truyền thuyết, Lang Liêu, hoàng tử đời Hùng Vương thứ 6 là người nghĩ ra bánh chưng và bánh giầy.
Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Có ý kiến lại cho rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.
-
- Phên
- Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Bảy Hột.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nguyệt hoa
- Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Chiêm, mùa
- Trước đây, nông dân thường làm một năm hai vụ. Vụ chiêm cấy trước Tết và gặt vào tháng năm âm lịch, vụ mùa cấy tháng sáu và gặt tháng mười âm lịch.
-
- Đông Ba
- Một địa danh ở Huế, vốn là tên dân gian của cửa Chính Đông, kinh thành Huế. Địa danh này gắn liền với chợ Đông Ba, ngôi chợ nổi tiếng nhất của Huế, trước đây tên là Quy Giả thị ("chợ của những người trở về," đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của quan quân nhà Nguyễn). Đến năm 1887 vua Đồng Khánh cho xây lại gồm có “đình chợ” và “quán chợ” lấy tên là Đông Ba. Đến năm 1899, trong công cuộc chỉnh trang đô thị theo phong cách phương Tây, vua Thành Thái chuyển chợ Đông Ba về vị trí bây giờ, đình chợ cũ sửa lại làm thành trường Pháp Việt Đông Ba.
Địa danh Đông Ba thật ra tên cũ là Đông Hoa, nhưng do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa dưới thời Nguyễn mà đổi tên.
-
- Đập Đá
- Tên một con đập nổi tiếng của Huế, bắt ngang qua một nhánh sông Hương, ngăn cho dòng nước từ thượng lưu không chảy về phía hạ lưu và ngăn nước mặn từ biển Thuận An chảy vào các cánh đồng lúa.
-
- Vĩ Dạ
- Một địa danh thuộc Huế. Tên gốc của làng là Vĩ Dã, từ cách phát âm của người dân Huế mà dần trở thành Vĩ Dạ. Làng Vĩ Dạ nằm bên bờ sông Hương, phong cảnh thơ mộng, đã đi vào thơ ca nhạc họa, nổi tiếng nhất có lẽ là bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
-
- Bạ
- Tùy tiện, không cân nhắc.
-
- Thông Lãng
- Một làng nay thuộc xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, do cách phát âm của xứ Nghệ mà thành Thông Lạng.
-
- Cạp cồi lồ ngô
- Ăn cùi (lõi) bắp, theo cách phát âm của người xứ Nghệ.